Danh mục tài liệu

Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí - Một số khuyến nghị cho doanh nghiệp chế biến thủy sản vận dụng kế toán quản trị chi phí

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 779.35 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong và ngoài nước, bài viết "Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí - Một số khuyến nghị cho doanh nghiệp chế biến thủy sản vận dụng kế toán quản trị chi phí" xin đưa ra một số khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc vận dụng KTQTCP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí - Một số khuyến nghị cho doanh nghiệp chế biến thủy sản vận dụng kế toán quản trị chi phí 675 NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO DNCBTS VẬN DỤNG KTQT CHI PHÍ TS. Nguyễn Bích Hương Thảo Th.S Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Kế toán- Tài chính, Đại học Nha Trang Tóm tắt: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để tối thiểu hóa chi phí,hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Muốn đạt được điều này thì không thể thiếu được sự tồn tại của kế toán quản trị chi phí. Kế toán quản trị chi phí là một trong những công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì việc tìm hiểu và vận dụng kế toán quản trị chi phí vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm một cách đúng mức. Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong và ngoài nước, bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong việc vận dụng KTQTCP nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp này. 1. Đặt vấn đề Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay phát triển thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã mang lại cơ hội cho sản phẩm thủy sản trong việc thâm nhập thị trường thế giới. Các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn và quan tâm hơn đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong đó có các sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng đã tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yếu tố phát triển bền vững cũng như các vụ kiện chống bán phá giá, công nghệ sản xuất hay trình độ quản lý,… Do đó, việc nghiên cứu vận dụng KTQT chi phí trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp là một trong những giải pháp hữu ích, nhằm kiểm soát tốt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế cho doanh nghiệp cạnh tranh. Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là một trong những công cụ quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí cần xác định đúng, đủ các nguồn lực đã tiêu hao trong quá trình sản xuất: Làm thế nào để xác định chi phí trong các doanh nghiệp một cách khoa học hợp lý; xây dựng định mức, lập dự toán chi phí và phân tích chi phí để phục vụ cho yêu cầu kiểm soát chi phí; nhận diện thông tin từ đó đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến thủy sản hầu như chưa được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hệ thống. Như vậy, khi nhà quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản cần các thông tin hữu ích phục vụ cho việc kiểm soát chi phí hay ra các quyết định kinh doanh thì KTQTCP cung cấp thông tin chưa đáp @ Trường Đại học Đà Lạt 676 ứng được yêu cầu quản lý. Như vậy, thông qua việc tổng hợp các công trình nghiên cứu KTQTCP tại các loại hình doanh nghiệp, tác giả rút ra được một số nội dung cơ bản trong việc áp dụng KTQTCP vào trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước: Kế toán quản trị chi phí hình thành và phát triển cùng với sự phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của kế toán. Đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đề cập đến công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp và thông tin KTQTCP nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị. Sau đây là tổng kết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến KTQTCP, cụ thể: 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Về mặt nhận diện chi phí, nghiên cứu của Michael W Maher (2000) về “Managament accounting education at the Millennium” đã cho thấy sự quan trọng công tác giáo dục tổ chức kế toán quản trị chi phí trong thời đại hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, kế toán quản trị có vai trò định hướng việc kiểm soát chi phí trong mỗi tổ chức. Theo đó, tổ chức kế toán quản trị chi phí định hướng cho việc kiểm soát chi phí trong tổ chức, tác giả đã chỉ ra 3 cách phân loại chi phí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: Chi phí chênh lệch; chi phí toàn bộ; chi phí trách nhiệm. Trên cơ sở phân loại chi phí, tác giả đã xác định các quy trình phân tích thông tin chi phí căn cứ vào các báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý. Từ đó tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó. Trong nghiên cứu này, tác giả Maher đánh giá cao vai trò của toán học đối với sự phát triển của kế toán quản trị hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết mà chưa có đem ứng dụng vào các doanh nghiệp trong thực tế. Về mặt p ...

Tài liệu có liên quan: