Danh mục tài liệu

Nghiên cứu nồng độ magne máu ở bệnh nhân nặng tại khoa Nhi cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Magne là cation cần thiết cho sự sống và đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi khía cạnh của quá trình chuyển hóa sinh hóa và sinh lý trong cơ thể con người, là một co-factor quan trọng của hầu hết các hệ men. Bài viết trình bày khảo sát nồng độ magne máu ở bệnh nhân nặng; Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ magne máu với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nặng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nồng độ magne máu ở bệnh nhân nặng tại khoa Nhi cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng PHẦN NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ MAGNE MÁU Ở BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA NHI CẤP CỨU- HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG Võ Hữu Hội, Thái Thị Bảo Trang, Lê Thị Thùy Dương Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn magne máu luôn ở mức cao và tỷ lệ bệnh nhân cần bổ sung magne tăng lên sau các ngày điều trị tại khoa Hồi sức cho thấy tầm quan trọng của việc khảo sát, phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn magne máu và các biến chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tất cả các trường hợp bệnh nhân nặng theo tiêu chuẩn ETAT của WHO nhập khoa Nhi cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng từ tháng 12/2020 đến tháng 09/2021. Kết quả: Trong 173 bệnh nhi nặng, có 16,2% bệnh nhân có tình trạng rối loạn magne máu trong đó hạ magne máu chiếm 12,7% và tăng magne máu là 3,5%. Nồng độ magne máu của bệnh nhi nặng phân bố từ 0,41 mmol/L đến 1,57 mmol/L, trung bình 0,88 ± 0,19 mmol/L. Nhóm bệnh lý chủ yếu được chẩn đoán ở bệnh nhân nặng tại khoa hồi sức là bệnh lý thần kinh (22,5%), hậu phẫu tim bẩm sinh (20,2%) và các bệnh lý khác (19,1%). Điểm hôn mê Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có tăng magne máu (6,5 ± 4,2) thấp hơn nhóm bệnh nhân có nồng độ magne máu bình thường và hạ magne máu (p < 0,05). Điểm PELOD-2 cao hơn ở nhóm trẻ có magne máu bất thường (p < 0,05), đặc biệt cao ở những trẻ có tăng magne máu (12,8 ± 6,9). Tỷ lệ hạ magne máu có liên quan tình trạng hạ calci máu, hạ albumin máu và toan chuyển hóa ở bệnh nhân nặng. Bệnh nhân nặng tử vong có tỷ lệ nồng độ magne máu bất thường (34,8%) cao hơn so với bệnh nhân nặng được điều trị thành công (13,3%). Kết luận: Tỷ lệ rối loạn magne máu trong khoa hồi sức khá cao và có ảnh hưởng đến kết cục, do đó nên được đánh giá một cách thường quy để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời. ABSTRACT SERUM MAGNESIUM IN CRITICAL PATIENTS IN PEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT, DA NANG HOSPITAL FOR WOMEN AND CHILDREN Introduction: The proportion of patients with serum magnesium disorders is always high, andthe proportion of patients requiring magnesium supplementation increases after several daysof treatment in the intensive care unit, demonstrating the importance of timely investigation,detection, and treatment of blood magnesium disorders and complications. Methods: This was across-sectional study using a severe pediatric patient according to WHO ETAT criteria case reportform to collect data from December 2020 to September 2021. Results: In 173 severe pediatricpatients, 16.2% had blood magnesium disorders, with hypomagnesemia accounting for 12.7% andhypermagnesemia accounting for 3.5%. The magnesium levels in the blood of severe patients rangedNhận bài: 10-9-2022; Chấp nhận: 15-10-2022Người chịu trách nhiệm chính: Võ Hữu HộiĐịa chỉ: Khoa Cấp cứu - Hồi sức - Chống độc Nhi, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng 23TẠP CHÍ NHI KHOA 2022, 15, 5from 0.41 mmol/L to 1.57 mmol/L, with an average of 0.88 ± 0.19 mmol/L. The most common diseasesdiagnosed in critically ill patients in the intensive care unit were neuropathy (22.5%), post-congenitalheart surgery (20.2%), and other diseases. The mean Glasgow coma score in the hypermagnesemiagroup (6.5 ± 4.2) was lower than in the normal and hypomagnesemia groups (p < 0.05). PELOD-2score was higher in children with abnormal blood magnesium levels (p < 0.05), particularly inchildren with hypermagnesemia (12.8 ± 6.9). In critically ill patients, hypomagnesemia is associatedwith hypocalcemia, hypoalbuminemia, and metabolic acidosis. Death patients had a higher rate ofabnormal blood magnesium levels (34.8%) than survival patients (13.3%). Conclusion: Blood magnesium disorders are common in the ICU and have a negative impacton patient outcomes; therefore, they should be routinely evaluated for early detection and timelycorrection. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng” với các mục tiêu sau: Magne là cation cần thiết cho sự sống và đóng ...

Tài liệu có liên quan: