Danh mục tài liệu

Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.83 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên Hoàng Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 65 - 69 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đàm Thị Bảo Hoa1*, Nguyễn Thị Phương Loan2 1 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ 6 – 11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%. Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu thì chỉ có10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%). Từ khóa: Thực trạng, lo âu, trầm cảm, trẻ em rối loạn cảm xúc, rối loạn hỗn hợp. ĐẶT VẤN ĐỀ* Rối loạn tâm thần, hành vi trẻ em và thanh thiếu niên là vấn đề phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó, thường gặp nhất là các rối loạn lo âu, trầm cảm. Đặc biệt, trẻ em thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố: môi trường sống, áp lực học hành, sang chấn tâm lý, sự biến đổi lớn về sinh học và cơ thể nên rất nhậy cảm và dễ bị tổn thương....Theo các số liệu điều tra gần đây của hầu hết các quốc gia trên thế giới rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ở Mỹ, trầm cảm chủ yếu gặp ở 1% trẻ mẫu giáo, 2% ở trẻ thiếu niên và 5 – 8 % ở trẻ vị thành niên. Khoảng 10% trẻ em có các rối loạn lo âu [1], [10]. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có biểu hiện của trầm cảm và lo âu là 13,14%[6]. Tuy nhiên lo âu, trầm cảm trẻ em thường không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thích đáng. Các rối loạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tư duy của đứa trẻ, đến nhận thức, tính quyết đoán và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày. Hậu * quả dẫn đến không có khả năng thích ứng với trường học, dễ chuyển trường, quan hệ với bạn bè kém, giảm tính tự trọng, dễ mắc tệ nạn xã hội, khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi và có thể dẫn đến nguy cơ tự sát... Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Miền núi phía Bắc với dân số khoảng 1.127.000, là nơi sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ tuổi < 18. Với đặc điểm là trung tâm của khu vực Miền núi phía bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và trường học nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng là tỉnh có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó có vấn đề rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Để góp phần tìm hiểu thực trạng các rối loạn trầm cảm và lo âu ở trẻ em thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: 744 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên. 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 71 - 75 định chẩn đoán theo các tiêu chí chẩn đoán các rối loạn trầm cảm và lo âu ICD10 [8]. * Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu (F41) 1. Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm giác dễ cáu, khó tập trung tư tưởng...) 2. Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu , run rẩy không có khả năng thư giãn). 3. Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm…) Ở trẻ em luôn đòi hỏi được an ủi và các phàn nàn về cơ thể tái diễn có thể trội lên. * Tiêu chuẩn chẩn đoán Trầm cảm (F32) + Các triệu chứng đặc trưng 1. Khí sắc trầm 2. Mất mọi quan tâm và thích thú 3. Giảm năng lượng dẫn đế tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. + Các triệu chứng phổ biến khác: Giảm sút sự tập trung và chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai thấy ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng. - Phối hợp sử dụng Test Beck,Test Zung để hỗ trợ xác định chẩn đoán trầm cảm và l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: