Danh mục tài liệu

Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê để xây dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Qua điều tra cho thấy mặc dù diện tích cà phê của Đắk Lắk liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2015, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha nhưng nhiều diện tích còn canh tác trên nền đất chưa thích hợp. Diện tích trồng trên nền đất rất thích hợp (S1) chỉ chiếm 40,58%, mức thích hợp (S2) chiếm 36,45%; mức ít thích hợp (S3) chiếm 12,86% và mức không thích hợp (N) chiếm 10,11%...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 Phạm Thế Trịnh Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk TÓM TẮT Nghiên cứu này đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê để xây dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Qua điều tra cho thấy mặc dù diện tích cà phê của Đắk Lắk liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2015, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha nhưng nhiều diện tích còn canh tác trên nền đất chưa thích hợp. Diện tích trồng trên nền đất rất thích hợp (S1) chỉ chiếm 40,58%, mức thích hợp (S2) chiếm 36,45%; mức ít thích hợp (S3) chiếm 12,86% và mức không thích hợp (N) chiếm 10,11%. Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp chế biến cà phê nhân theo công nghệ khô, tổng công suất 475.030 tấn/năm, 16 dây chuyền chế biến ướt công suất trên 64.000 tấn/năm, 47 doanh nghiệp chế biến cà phê bột. Thị trường tiêu thụ cà phê cũng không ổn định, liên tục bị giảm giá từ năm 2010 đến nay gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân. Từ hiện trạng đó, nghiên cứu này đã đề xuất giảm diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ 203.746 ha xuống giữ ổn định đến năm 2020 là 170.000 ha, 33.746 ha để chuyển sang trồng các cây trồng khác, theo đó sản lượng sẽ được duy trì xấp xỉ 512 nghìn tấn/ năm. Từ khóa: Sử dụng đất, cà phê, tỉnh Đắk Lắk. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ, nổi tiếng với dải đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như cà phê, tiêu, điều… đặc biệt cây cà phê trở thành thương hiệu của tỉnh. Diện tích trồng cà phê của Đắk Lắk tăng 12.981 ha trong giai đoạn từ 2010 – 2014, bình quân mỗi năm tăng 3.245 ha, đưa tổng diện tích trồng hiện nay lên 203.746 ha và sản lượng bình quân toàn tỉnh đạt 444.121 tấn, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 là 480,9 triệu USD. Hiện diện tích cà phê lên tới 203.746 ha, sản lượng 444.121 tấn được phân bố ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và chiếm trên 30% diện tích cà phê của cả nước (Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2015). Cây cà phê đã có những đóng góp nhất định trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh tạo cho sự phát triển vượt bậc về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng liên tục trong thời gian dài, sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, việc gia tăng diện tích trong những năm qua đã gây áp lực trong việc quản lý sử dụng đất và quy hoạch cũng như đảm bảo phát triển bền vững. Việc tăng diện tích đã phá vỡ mối cung, cầu, gây mất ổn định thị trường, làm rớt giá cà phê, do đó nhiều hộ dân lại phải phá cà phê trồng tiêu và các cây trồng khác. Để duy trì phát triển cây cà phê của tỉnh thì việc nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp Thu thập các số liệu có về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, phân vùng sinh thái, tài nguyên nước và các loại số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn, tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện, thị xã, thành phố. 2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA) với sự tham gia của người dân và một số doanh nghiệp về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê. - Điều tra dã ngoại: khảo sát thực địa tại các huyện về xác định diện tích dự kiến chuyển đổi theo phạm vi ranh giới các huyện, thị xã, thành phố đến năm 2020. 2.3. Phương pháp tổng hợp Dùng phần mềm Excel 7.0 để xử lý tính toán số liệu. 1157 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển cây cà phê của tỉnh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Tài nguyên khí hậu: Do nằm ở bình độ cao nên nhiệt độ của Đắk Lắk thường thấp hơn so với các tỉnh có cùng vĩ độ ở miền Trung 350C. Tổng tích ôn hàng năm từ 8500 - 9000o, lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa trung bình nhiều năm từ 1600 - 2000 mm, rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, cao su, hồ tiêu và nhiều cây có giá trị khác. Hệ thống sông suối dày với mật độ 0,8 km/km2. Nếu tính các con suối có chiều dài từ 10 km thì trên lãnh thổ Đắk Lắk có tới 833 suối. Ngoài ra còn có khoảng 642 hồ tự nhiên và nhân tạo, có độ sâu từ vài mét tới 25 m đa số được đắp bằng đất. Tổng dung tích các hồ chứa 650 triệu m3 nước. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong đó có cây cà phê là cây chủ lực của tỉnh. * Tài nguyên đất đai: Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 944,9 nghìn ha, chiếm 72% DTTN, trong đó đất nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 309,3 nghìn ha (23,57% DTTN), đây là loại đất tốt, phần lớn có tầng dày và phân bố trên địa hình ít dốc, đất tơi, xốp, độ phì cao, thích nghi khá rộng với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm cà phê, cao su, tiêu, mắc ca và một số loại cây ăn quả khác. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển kinh tế của Đắk Lắk trong nhiều năm qua khá ấn tượng. Giai đoạn 2005-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh là 8,8%. Mặc dù năm năm gần đây tình hình kinh tế có khó khăn nhưng Đắk Lắk vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng đạt 8,42% (tính theo giá so sánh 2010). Năm 2014, kinh tế Việt Nam phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đắk Lắk bắt đầu trở lại ở mức cao hơn trước đây, đạt tới 9,20% (giá so sánh 2010), trong đó nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp t ...