
Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ du lịch ở Việt Nam dựa vào chỉ số căng thẳng tương đối (RSI)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ du lịch ở Việt Nam dựa vào chỉ số căng thẳng tương đối (RSI) BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU PHỤC VỤ DU LỊCH Ở VIỆT NAM DỰA VÀO CHỈ SỐ CĂNG THẲNG TƯƠNG ĐỐI (RSI) Mai Văn Khiêm1, Trương Thị Thanh Thủy1 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chỉ số căng thẳng tương đối (Relative Strain Index, RSI) được sử dụng để phân tích điều kiện sinh khí hậu (SKH) du lịch về nhiệt trên khu vực Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu nhiệt độ thời kỳ 1961 - 2010 tại 136 trạm trên quy mô cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời kỳ tác động nhất của nhiệt độ gây căng thẳng đến người tham gia hoạt động du lịch từ tháng 6 đến 7 ở Bắc Bộ và Trung Bộ; từ tháng 4 đến tháng 5 ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Khu vực Nam Bộ là khu vực có thời gian tác động của nhiệt độ gây căng thẳng đến người tham gia hoạt động du lịch dài nhất, từ tháng 3 đến tháng 10. Từ khóa: RSI, nhiệt độ, khí hậu du lịch. Ban Biên tập nhận bài: 14/4/2017 1. Đặt vấn đề Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hành trình của chuyến du lịch, do đó việc nghiên cứu điều kiện sinh khí hậu (SKH) ở một khu vực cụ thể không chỉ hữu ích cho khách du lịch mà còn cho các đơn vị kinh doanh và quản lý du lịch. Cảm giác SKH về nhiệt của khách du lịch có thể được thể hiện bằng các chỉ số SKH nhằm định lượng ảnh hưởng của môi trường nhiệt lên cơ thể con người [9]. Các chỉ số này thường được phản ánh thông qua các yếu tố khí hậu nhiệt độ không khí, tốc độ gió, bức xạ, độ ẩm, và các điều kiện sinh hoạt của con người: Quần áo, vận động cơ thể. Một trong các chỉ số SKH được sử dụng rộng rãi hiện nay để đánh giá ảnh hưởng của môi trường nhiệt lên cơ thể con người là chỉ số căng thẳng tương đối (Relative strain index - RSI). Chỉ số này đã được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu đặc biệt là các nước Châu Âu đại diện cho vùng ôn đới và Châu phi đại diện cho vùng nhiệt đới. Ở Châu Âu, các điều kiện SKH về nhiệt khó chịu trong ngày ở thành phố Thessaloniki, phía Bắc Hy Lạp và ở 9 địa điểm du lịch ở các nước Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, đảo Síp đã được ước tính bằng chỉ số RSI dựa vào số liệu nhiệt độ và áp suất hơi nước giờ nhằm phục vụ phát triển du 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Email: maikhiem77@gmail.com Ngày phản biện xong: 19/5/2017 lịch [4, 5]. Gần đây, chỉ số này cũng là một trong hai chỉ số SKH được sử dụng để đánh giá sự căng thẳng về nhiệt ở thành phố Moldavian, phía đông Châu Âu [8]. Ở Châu Phi, các điều kiện SKH cũng đã được nghiên cứu ở một số nước dựa trên chỉ số RSI với ngưỡng dễ chịu là 0 - 0,2 theo các quy mô thời gian khác nhau: Năm, mùa, tháng, giờ, trong đó nghiên cứu cho trường hợp Negeria là một ví dụ điển hình [6, 7]. Ở Việt Nam, nghiên cứu mức độ thuận lợi, khó khăn của các điều kiện khí hậu đến sức khỏe con người nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đã bước đầu được quan tâm trong những năm trở lại đây [1, 2, 3]. Chỉ số RSI cũng bước đầu được thử nghiệm tính toán và phân tích cho một số khu vực hoặc cho toàn lãnh thổ trong một số năm đặc biệt nhưng chưa một nghiên cứu nào phân tích đầy đủ cho toàn Việt Nam trên toàn bộ quy mô thời gian [2, 3]. Do đó, nhằm phục vụ khách du lịch trong nước cũng như quốc tế lựa chọn được địa điểm và thời gian thích hợp của kỳ nghỉ, bài báo phân tích diễn biến thời gian và phân bố không gian của chỉ số RSI. 2. Phương pháp và số liệu sử dụng 2.1. Phương pháp a. Phương pháp tính chỉ số RSI RSI là một dạng chỉ số SKH được sử dụng trong đánh giá tác động của nhiệt độ cao đến con người khi tham gia hoạt động du lịch ngoài trời TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 06 - 2017 29 BÀI BÁO KHOA HỌC [8]. Sau các thực nghiệm nhiều năm với nhiều điều kiện cụ thể khác nhau, Bloutsos (1944) đã đề xuất phương trình tính chỉ số căng thẳng tương đối sau [4]: RSI = (10,7 + 0,74 (T-35)) / (44-e) (1) Trong đó, e: áp suất hơi nước (mmHg), T: nhiệt độ không khí (0C). Do khó khăn trong việc thu thập số liệu nên tác giả đã tính toán áp suất hơi nước bằng cách sử dụng nhiệt độ và độ ẩm tương đối (H: (%)) theo công thức kinh nghiệm sau (Bloutsos, 1976) [4]: (2) e=0,254H(0,00739T+0.807)8(mmHg) Ngoài ra trong một số trường hợp, tác giả sử dụng nhiệt độ điểm sương (Td) để tính áp suất hơi nước theo phương trình: (3) e=4,58x10((7,5Td/(237,3+Td))(mmHg) Trong nghiên cứu này, áp suất hơi nước được tính toán theo công thức (2). b. Ý nghĩa phân cấp chỉ số RSI Trong quá trình nghiên cứu về SKH, Lee và Henschel (1966) [4] đã đưa ra các giới hạn định tính về cảm giác nhiệt của con người như sau: • Dễ chịu: Nhiệt độ ôn hòa, cảm giác thoải mái, không lo lắng. • Không thoải mái: Cảm giác nóng và lạnh; cảm giác khó chịu; bực bội • Kiệt sức (tình trạng mệt lả, kiệt sức, lo lắng): Căng thẳng thể chất, thiếu tập trung và mất thăng bằng, tinh thần uể oải, mệt mỏi. • Suy sụp: Mất cân bằng sinh lý, thay đổi trong nhịp tim và nhiệt độ có thể dẫn đến suy nhược cơ thể và bệnh tật. Giles và Balafoutis (1990) đã phân cấp cảm gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khí tượng thủy văn Biến đổi khí hậu Điều kiện sinh khí hậu Chỉ số căng thẳng tương đối Hoạt động du lịchTài liệu có liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 295 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
13 trang 217 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 197 0 0 -
10 trang 194 0 0
-
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 176 0 0 -
10 trang 155 0 0
-
15 trang 145 0 0
-
Tổng quan về hệ thống mô hình hóa telemac-mascaret và khả năng ứng dụng
5 trang 142 0 0 -
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 140 0 0 -
Phát triển sản xuất lúa gạo ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
4 trang 136 0 0 -
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 133 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 128 0 0 -
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 122 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
48 trang 117 0 0 -
Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh
10 trang 114 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây chè thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 1
56 trang 111 0 0