
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TIÊU SỌ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TIÊU SỌ TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007 NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TIÊU SỌ Nguyễn Văn Nghĩa (1), Nguyễn Văn Phước(2) (1) Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM (2) Viện Môi trường & Tài nguyên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 13 tháng 11 năm 2006, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 20 tháng 02 năm 2007) TÓM TẮT: Nước thải do sản xuất tiêu sọ có mức độ ô nhiễm cao nhưng chưađược quan tâm xử lý nên đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp lân cận. Bài báo nàynghiên cứu công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ gồm công nghệ sinh học kỵ khí kết hợphiếu khí và tận dụng hệ sinh thái tự nhiên để khử COD và độ màu với chi phí đầu tư vàvận hành thấp nhất phù hợp với điều kiện của các cơ sở sản xuất. Mặc dầu có hàm lượng COD, BOD, SS và độ màu rất cao, nhưng với công nghệ sinhhọc sẽ loại bỏ được 95 – 97% và còn tiếp tục khử COD và độ màu triệt để hơn bằng thảm thựcvật tự nhiên của địa phương. Hiệu quả xử lý của công nghệ nghiên cứu đạt 97% ÷ 98% đối vớiCOD và 90 ÷ 94% đối với độ màu. Công nghệ đã được triển khai áp dụng thực tế tại huyệnĐắk Rlấp, Đắk Nông và đạt kết quả khả quan.1.GIỚI THIỆU Sản xuất tiêu sọ là loại hình chế biến nông sản phát triển mạnh do nhu cầu xuất khẩu, việcsản xuất tiêu sọ được ủng hộ phát triển vì đem lại lợi ích cho người dân và ngoại tệ do xuất khẩu,tuy nhiên chưa có nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải của quá trình này. Để đảm bảo pháttriển bền vững thì nhất thiết phải có công nghệ xử lý nước thải. Thành phần và tính chất ô nhiễm của nước thải đã được nhóm nghiên cứu khảo sát, đo đạctại các cơ sở sản xuất tiêu sọ thuộc huyện Đăk Rlấp: Bảng 1. Thành phần và tính chất nước thải tiêu sọ Chỉ tiêu ô Đơn vị Kết quả đo đạc TCVN 5945:2005 nhiễm Nước thải Nước thải chà (cột B) ngâm tiêu vỏ tiêu pH - 5,45 – 5,95 5,45 – 5,95 5,5 – 9,0 COD mgO2 /l 2.000-10.000 10.000-30.000 80 BOD5 mgO2/l 400 - 2.000 2000 - 6000 50 SS mg/l 600 – 5.000 20.000-35.000 100 Tổng N mg/l 50 – 100 50 – 100 30 Tổng P mg/l 0,5 – 4,2 0,5 – 4,2 6 Độ màu Pt-Co 2000 – 4000 1000 – 2000 50 Trang 25Science & Technology Development, Vol 10, No.07 - 2007 Hình 1. Nước thải tiêu sọ Nước thải tiêu sọ có hàm lượng COD, BOD, SS và độ màu rất cao với lưu lượng khoảng 15m3/tấn tiêu sọ. Thành phần nước thải chủ yếu là cellulose, chất béo, chất khoáng, chất đạm,piperine, lignin, tinh dầu…[3] Nước thải có mức độ ô nhiễm cao, trong khi đó chi phí đầu tư và trình độ vận hành cònhạn chế, vì vậy cần tìm kiếm công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương. Đặc thù nước thải có SS cao nên trong công nghệ xử lý nhất thiết phải được tách ra, trongsố các phương pháp lọc (lọc nhanh, lọc chậm, lọc vách ngăn, lọc áp lực…) nhóm nghiên cứuđề xuất Sân phơi cát vì phù hợp với lao động thủ công và đặc thù nước thải có SS cao. Do nước thải có COD cao và tỷ lệ BOD5/COD thấp (xấp xỉ 0,2) nên phải lựa chọn côngnghệ kỵ khí, có nhiều công trình kỵ khí: UASB, lọc sinh học, bể lên men, tiếp xúc kỵ khí…nhưng nhóm nghiên cứu đề xuất công nghệ lọc sinh học kỵ khí với giá thể xơ dừa vì chi phíđầu tư thấp và hiệu quả cao do mật độ vi sinh lớn. Nước thải sau kỵ khí chưa khử triệt để COD nên được tiếp tục xử lý bằng công nghệ hiếukhí, trong số các công trình hiếu khí (aerotank, sục khí cưỡng bức, lọc hiếu khí, cấp khí từngmẻ…[4,5]) thì công nghệ lọc hiếu khí với giá thể xơ dừa được lựa chọn do công nghệ đơngiản, hiệu quả, ổn định và ít sinh bùn. Đặc thù tính chất nước tiêu sọ chứa lignin, humic, hợp chất màu… khó phân huỷ sinh họcnên cần phải tiếp tục xử lý để khử triệt để COD và màu. Có nhiều phương pháp xử lý (oxyhoá, keo tụ-tạo bông, hấp phụ…[4,5]) nhưng để phù hợp với điều kiện địa phương, nhómnghiên cứu đề xuất 2 phương án: sử dụng hệ thực vật tự nhiên và hệ keo tụ – tạo bông. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ như sau: (1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bảo vệ môi trường biển môi trường biển tài liệu chuyên ngành môi trường công nghệ xử lí nước thải chế biến tiêu sọTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận: Đánh giá tác động môi trường
17 trang 167 0 0 -
5 trang 159 0 0
-
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 157 0 0 -
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 114 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 1
154 trang 103 0 0 -
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 2
126 trang 98 0 0 -
60 trang 56 0 0
-
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 1
89 trang 54 0 0 -
Phát triển ngành khai thác thủy sản tỉnh Quảng Trị
13 trang 51 0 0 -
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 50 0 0 -
18 trang 49 0 0
-
Bài giảng mô hình hóa môi trường - ( Bùi Đức Long ) chương 7
40 trang 48 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 2
216 trang 47 0 0 -
Những điều cần chú ý dành cho ngư dân đánh bắt xa bờ: Phần 2
115 trang 46 0 0 -
Đánh giá sức chịu tải môi trường của khu du lịch biển Sầm Sơn và những khuyến nghị về chính sách
8 trang 45 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Thủy văn và phòng chống thiên tai
40 trang 43 0 0 -
Bài tiểu luận: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
10 trang 42 0 0 -
Quyết định số 3589/QD-UBND Tỉnh Khánh Hòa
2 trang 42 0 0 -
Phòng và chống ô nhiễm dầu trên biển: Kinh nghiệm Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
5 trang 40 0 0 -
Tìm hiểu về đất, biển, trời Việt Nam: Phần 1
210 trang 40 0 0