
Nguồn gốc và ý nghĩa các loại 'mắt cửa' trong kiến trúc nhà cổ ở Hội An
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc và ý nghĩa các loại “mắt cửa” trong kiến trúc nhà cổ ở Hội AnHội thảo Ngữ học Toàn quốc lần thứ 201NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CÁC LOẠI “MẮT CỬA” TRONG KIẾN TRÚCNHÀ CỔ Ở HỘI ANNguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thị Vân AnhTrường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng; Email: nnchinh@ufl.udn.vn, dongconvui@gmail.com,1. Đặt vấn đềHội An được biết đến là một địa điểm du lịch nổitiếng, được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóathế giới vào tháng 12 năm 1999. Hội An có rất nhiều kiếntrúc cổ, tín ngưỡng, lối sinh hoạt mang đậm nét văn hóaTrung Hoa, ví dụ như các ngôi nhà cổ, các tập tục machay thờ cúng, các món ăn Trung Quốc… Thế nhưngchúng tôi có hứng thú hơn cả đó chính là “Mắt Cửa” nétvăn hóa tâm linh của người Hoa tại Hội An [6]. Đây làmột trong những nét đặc sắc của Hội An lưu luyến biếtbao du khách, đã khiến biết bao người đã phải dừng chânngắm nhìn và suy ngẫm, nhưng lại có rất ít tài liệu giảiđáp cụ thể. Hiện nay các tài liệu về “Mắt Cửa” ở Hội Ankhông nhiều, không được nghiên cứu thành một mảngriêng biệt, mà chỉ là những phần nhỏ trong các tạp chí,trang mạng, sách du lịch. Mặt khác các tài liệu không giảithích được nguồn gốc “Mắt cửa”và chưa nói rõ ý nghĩacủa chúng. Chính vì lẽ đó, chúng tôi quyết định thực hiệnnghiên cứu này để đem đến cho độc giả một cách nhìntoàn diện hơn về “Mắt Cửa” trong các kiến trúc cổ ở HộiAn.Hiện nay, có một số tài liệu nghiên cứu về “Mắt Cửa”nhưng chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nói về nguồn gốccủa “Mắt cửa”. Theo như tài liệu mà chúng tôi thu thậpđược, “Mắt Cửa” bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì hiện nayđại bộ phận các “Mắt Cửa” hiện hữu ở Hội An đều ởnhững ngôi nhà cổ của người Trung Hoa qua đây sinhsống xây dựng nên. Là những người nghiên cứu tiếngTrung, chúng tôi có điều kiện thuận lợi để khai thác khíacạnh này một cách đáng tin cậy, đa dạng và phong phú.Thông qua những tài liệu tiếng Trung mà chúng tôi tracứu, tất cả đều viết rất rõ và thật sự thuyết phục về nguồngốc, công năng… của “Mắt Cửa”.2. Quan niệm về “mắt cửa”Hình 1.a. “Mắt Cửa” hình lục giác“Mắt cửa” là tên tiếng Việt, tên gọi này chưa phổ biếnlắm, đây là cách nói của người Hoa ở Hội An. “Mắt cửa”thường có ở những ngôi nhà cổ theo kiến trúc TrungQuốc.2.1. Tên gọiTrong tiếng Việt, người Hội An gọi là “Mắt Cửa”, thếnhưng ở Trung Quốc thì gọi đó là 门簪 (tạm dịch là“Trâm cài cửa”) [1], [2]. Theo như kiến trúc nhà cửaTrung Quốc, ban đầu mắt cửa chỉ là những chốt gỗ gắnkhung cửa với trục ngang bên trong. Sau này biến tấuhơn, người ta thiết kế thêm những hình vẽ như hình cánhhoa, chữ Hán. Từ đó nó trở thành vật trang trí làm đẹpcho cánh cửa. Người Trung Quốc ví nó như cây trâm càitóc của người phụ nữ. Cây trâm vừa dùng để giữ tóc chogọn gàng vừa tôn thêm vẻ đẹp quý phái của người phụ nữ.Chính vì vậy mà tên gọi đầu tiên của nó là “Trâm Cài Cửa”.Ngoài ra nó còn mang một tên gọi khác, người tathường nói “môn đăng hộ đối “, “hộ đối” chính là “TrâmCài Cửa”, cách nói này cho thấy “Mắt Cửa” còn biểu thịdanh gia vọng tộc. Người xưa rất coi trọng môn đăng hộđối, trong hôn nhân càng được thể hiện rõ. Theo quanniệm người xưa, khi con cái trong nhà đến tuổi cập kề, bàmối sẽ mai mối cho hai bên. Ban đầu bà mối sẽ nhìn vàosố “Mắt Cửa” của gia chủ, sau đó mới đi tìm một gia đìnhcó số “Mắt Cửa” tương ứng, như vậy thì sẽ “môn đăng hộđối”.2.2. Hình dáng“Mắt Cửa” có nhiều hình dáng khác nhau như hìnhtròn, hình bát giác, lục giác, tứ giác (hình vuông và hìnhchữ nhật), hình thoi và hình bông hoa nhiều cánh. Trongđó hình lục giác và hình tròn chiếm đa số.Hình 1.b. “Mắt Cửa” hình hoaNguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Ngọc ChinhHình 2.a. “Mắt Cửa“ hình tứ giác2Hình 2.b. “Mắt Cửa” hình tròn2.3. Số lượng“Mắt Cửa” cũng biểu thị danh gia vọng tộc, biểu thịđịa vị, ảnh hưởng của gia chủ trong xã hội cho nên nhàdân thường thì có 2 con, nhà giàu thì có 4 con, các nhàcủa hoàng gia hay vương phủ thường có đến 12 con.Thông thường thì mỗi cửa nhiều nhất là 4 con, nhưng ởnhững nhà Tứ Hợp Viện cổng rất lớn, có 3 cổng (bao gồm1 cổng chính và 2 cổng phụ) nên tổng cộng có 12 con.2.4. Hoa vănHoa văn trong “Mắt Cửa” có nhiều loại khác nhau vídụ như hình hoa tứ quý. Mùa xuân thì hoa lan, mùa hạhoa sen, mùa thu hoa cúc và mùa đông hoa mai. Ngoài racòn khắc những lời chúc bằng chữ Hán. Nếu có 4 mắt cửathì khắc “cát tường như ý”, “thiên hạ thái bình”, “xuấtnhập bình an”, “phúc lộc thọ đức”… những nhà có 2 mắtthì khắc “cát tường”, “phúc thọ” hoặc “bình an”…Hình 3.a. “Mắt Cửa” với mang hình tượng hoa nở 4 mùa2.5. Quan niệm về “Mắt Cửa” của người Hội AnTheo người dân Hội An quan niệm “nước có vua nhàcó chủ” thế nên ngoài việc thờ cúng tổ tiên người dân nơiđây còn có tục thờ “Ngũ tự gia đường”, Môn Thần (ThầnGiữ Cửa) là một trong số “ ngũ tự gia đường” ấy, và “MắtCửa” cũng là một trong những Môn Thần. [1], [2]Người xưa có quan niệm “Vạn vật hữu linh” tức làmọi vật đều có linh hồn, người ta đã thể hiện cái hồn đóvào trong đôi “Mắt Cửa”. T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn gốc lịch sử Ý nghĩa lịch sử Các loại mắt cửa Kiến trúc nhà cổ Phố cổ Hội An Địa điểm du lịch Văn hóa tâm linh Văn hóa đặc sắcTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 18: Phố cổ Hội An (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 361 0 0 -
5 trang 54 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 48 0 0 -
38 trang 45 0 0
-
Tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis và hành trình đi tìm đức tin
11 trang 41 0 0 -
Khám phá Yogyakarta (Indonesia)
3 trang 41 0 0 -
Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan các chùa trong phát triển du lịch thành phố Huế
9 trang 40 0 0 -
3 trang 40 0 0
-
19 trang 37 0 0
-
Hà Nội mùa chim chào mào làm tổ
9 trang 35 0 0 -
8 trang 34 0 0
-
Yếu tố tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)
7 trang 33 0 0 -
10 trang 33 0 0
-
Du ngoạn cùng 'Niềm tự hào châu Phi'
9 trang 33 0 0 -
Phố cổ Hội An - TS. Nguyễn Thị Tình
4 trang 31 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long về phong tục vòng đời
100 trang 31 0 0 -
Nhật Bản những ốc đảo bình yên
6 trang 31 0 0 -
Đến Lộc An ngủ đêm, nghe gió biển
5 trang 31 0 0 -
5 trang 31 0 0
-
Hiện tượng tôn giáo mới trong vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
12 trang 31 0 0