Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 367.17 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam" chỉ ra nguồn gốc giá trị gia tăng được phân tích dựa vào lý thuyết kinh tế về chênh lệch địa tô. Trên cơ sở phân tích khuôn khổ pháp lý, chính sách và thực trạng quản lý, khai thác đất đai, nghiên cứu tìm ra các lỗ hổng pháp lý, chính sách làm giảm và làm thất thoát giá trị gia tăng của đất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Kim Huyền Phó Trưởng ban Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Tóm tắt Trong nghiên cứu này nguồn gốc giá trị gia tăng được phân tích dựa vào lý thuyết kinh tế về chênh lệch địa tô. Trên cơ sở phân tích khuôn khổ pháp lý, chính sách và thực trạng quản lý, khai thác đất đai, nghiên cứu tìm ra các lỗ hổng pháp lý, chính sách làm giảm và làm thất thoát giá trị gia tăng của đất. Giá trị gia tăng bị thất thoát, bị mất đi vào nhóm lợi ích nhỏ mà ngân sách nhà nước không thu được (không điều tiết được) gọi là VA0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại và mức độ gia tăng ngày một lớn của VA0 chính là nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng của đất. Từ nguyên nhân “tạo” và “nuôi dưỡng” VA0 được tìm ra, việc đề xuất khuôn khổ chính sách đồng bộ được khuyến nghị nhằm loại bỏ các lỗ hổng pháp lý, chính sách và quản trị hiện nay để triệt tiêu VA0 và đề xuất cơ chế điều tiết giá trị gia tăng hữu hiệu là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. I. Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất và cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng hiệu quả 1.1. Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất Lân Nguyễn (2019), giá trị gia tăng của đất đai có thể hiểu là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại so với giá trị ban đầu của đất đai mà do những thay đổi về vị trí của đất đai hoặc do sự tác động của con người trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Khi đó, giá trị đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất chính là giá trị địa tô tư bản hóa được đánh giá ở các thời điểm khác nhau với sự tác động của yếu tố. Theo Hong và các cộng sự (2010), giá trị đất gia tăng được xác định bởi 5 thành phần chủ yếu như là: (i) Đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ; (ii) Thay đổi các quy định sử dụng đất; (iii) Sự tăng dân số và phát triển kinh tế; (iv) Đầu tư tư nhân làm tăng giá trị đất; (v) Sự gia tăng năng suất ban đầu của đất đai. Thực tế, các yếu tố cấu thành giá trị gia tăng của đất trong nghiên cứu của Hong và các cộng sự (2010) tác động vào cung – cầu làm cho giá đất tăng thêm. Nhưng khác với các hàng hóa khác, giá trị tăng thêm của đất – ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa, lại chịu tác động lớn nhất của chính sách. Thực tế, 5 cấu phần tác động tới giá trị gia tăng của đất đai trong nghiên cứu của Hong cũng chịu tác động trực tiếp của 101 chính sách đô thị hóa, chính sách phát triển hạ tầng, chính sách thuế đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai. Theo lý thuyết về địa tô, giá trị gia tăng của đất đến từ chênh lệch địa tô loại 1, 2 và 3, tác động chủ yếu bởi khuôn khổ pháp luật quản lý đất đai và chính sách đất đai, cụ thể như sau: (i) Địa tô chênh lệch 1 (sau đây gọi là VA1) có được nhờ vào những điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai như độ phì nhiêu màu mỡ tự thân của đất đai, sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng, thuận lợi tiếp cận và lợi thế về điều kiện vị trí. Bởi thế, sự tác động của chính sách về quy hoạch đô thị, đô thị hóa, thuế đất, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền tác động lớn tới VA1. (i) Địa tô chênh lệch 2 (sau đây gọi là VA2) là lợi ích mang lại từ đất đai nhưng do người sử dụng biết cách đầu tư sử dụng một cách hợp lý hơn tạo ra. Do vậy, cùng một vị trí và điều kiện tương đồng, những chủ đầu tư có kinh nghiệm, uy tín và trình độ sẽ tạo ra luồng thu nhập từ đất đai cao hơn, làm cho giá trị đất đai cao hơn. Địa tô chênh lệch 2, trong khuôn khổ nghiên cứu này, được tạo ra bởi các chủ đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý dự án phát triển đô thị, nhà ở và hạ tầng. Như vậy, để tối đa hóa giá trị gia tăng từ địa tô chênh lệch loại 2 này cần có chế tài hiệu quả trong việc lựa chọn các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính và đạo đức kinh doanh trúng thầu các dự án về tư vấn, quy hoạch, thiết kế, xây dựng hạ tầng… (iii) Địa tô chênh lệch loại 3 (sau đây gọi là VA3) còn gọi là địa tô tuyệt đối. Địa tô tuyệt đối không phụ thuộc vào điều kiện vị trí đất đai, trình độ của người sử dụng, mà tùy thuộc vào vai trò của đất đai trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội. Theo đó, địa tô tuyệt đối trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội sẽ khác nhau và thay đổi khi Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất. VA3 thường đi kèm với thay đổi quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, những hoạt động tạo ra VA1. 1.2. Cơ chế điều tiết giá trị gia tăng đất đai hiệu quả 1.2.1. Các chủ thể có lợi ích mà cơ chế điều tiết giá trị gia tăng phải đảm bảo cân đối và công bằng (1) Nhà nước - Chủ thể: Các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện. - Trách nhiệm: Phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư dự án; quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án; cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất,.. - Lợi ích: Thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (thu một lần); thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân phát sinh khi chủ đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh trên đất. Môi trường và môi sinh của cộng đồng cư dân, doanh nghiệp. 102 (2) Chủ đầu tư - Chủ thể: Tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, sử dụng vốn đầu t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Kim Huyền Phó Trưởng ban Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Tóm tắt Trong nghiên cứu này nguồn gốc giá trị gia tăng được phân tích dựa vào lý thuyết kinh tế về chênh lệch địa tô. Trên cơ sở phân tích khuôn khổ pháp lý, chính sách và thực trạng quản lý, khai thác đất đai, nghiên cứu tìm ra các lỗ hổng pháp lý, chính sách làm giảm và làm thất thoát giá trị gia tăng của đất. Giá trị gia tăng bị thất thoát, bị mất đi vào nhóm lợi ích nhỏ mà ngân sách nhà nước không thu được (không điều tiết được) gọi là VA0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại và mức độ gia tăng ngày một lớn của VA0 chính là nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng của đất. Từ nguyên nhân “tạo” và “nuôi dưỡng” VA0 được tìm ra, việc đề xuất khuôn khổ chính sách đồng bộ được khuyến nghị nhằm loại bỏ các lỗ hổng pháp lý, chính sách và quản trị hiện nay để triệt tiêu VA0 và đề xuất cơ chế điều tiết giá trị gia tăng hữu hiệu là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. I. Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất và cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng hiệu quả 1.1. Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất Lân Nguyễn (2019), giá trị gia tăng của đất đai có thể hiểu là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại so với giá trị ban đầu của đất đai mà do những thay đổi về vị trí của đất đai hoặc do sự tác động của con người trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Khi đó, giá trị đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất chính là giá trị địa tô tư bản hóa được đánh giá ở các thời điểm khác nhau với sự tác động của yếu tố. Theo Hong và các cộng sự (2010), giá trị đất gia tăng được xác định bởi 5 thành phần chủ yếu như là: (i) Đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ; (ii) Thay đổi các quy định sử dụng đất; (iii) Sự tăng dân số và phát triển kinh tế; (iv) Đầu tư tư nhân làm tăng giá trị đất; (v) Sự gia tăng năng suất ban đầu của đất đai. Thực tế, các yếu tố cấu thành giá trị gia tăng của đất trong nghiên cứu của Hong và các cộng sự (2010) tác động vào cung – cầu làm cho giá đất tăng thêm. Nhưng khác với các hàng hóa khác, giá trị tăng thêm của đất – ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa, lại chịu tác động lớn nhất của chính sách. Thực tế, 5 cấu phần tác động tới giá trị gia tăng của đất đai trong nghiên cứu của Hong cũng chịu tác động trực tiếp của 101 chính sách đô thị hóa, chính sách phát triển hạ tầng, chính sách thuế đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai. Theo lý thuyết về địa tô, giá trị gia tăng của đất đến từ chênh lệch địa tô loại 1, 2 và 3, tác động chủ yếu bởi khuôn khổ pháp luật quản lý đất đai và chính sách đất đai, cụ thể như sau: (i) Địa tô chênh lệch 1 (sau đây gọi là VA1) có được nhờ vào những điều kiện thuận lợi vốn có của đất đai như độ phì nhiêu màu mỡ tự thân của đất đai, sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng, thuận lợi tiếp cận và lợi thế về điều kiện vị trí. Bởi thế, sự tác động của chính sách về quy hoạch đô thị, đô thị hóa, thuế đất, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền tác động lớn tới VA1. (i) Địa tô chênh lệch 2 (sau đây gọi là VA2) là lợi ích mang lại từ đất đai nhưng do người sử dụng biết cách đầu tư sử dụng một cách hợp lý hơn tạo ra. Do vậy, cùng một vị trí và điều kiện tương đồng, những chủ đầu tư có kinh nghiệm, uy tín và trình độ sẽ tạo ra luồng thu nhập từ đất đai cao hơn, làm cho giá trị đất đai cao hơn. Địa tô chênh lệch 2, trong khuôn khổ nghiên cứu này, được tạo ra bởi các chủ đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý dự án phát triển đô thị, nhà ở và hạ tầng. Như vậy, để tối đa hóa giá trị gia tăng từ địa tô chênh lệch loại 2 này cần có chế tài hiệu quả trong việc lựa chọn các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính và đạo đức kinh doanh trúng thầu các dự án về tư vấn, quy hoạch, thiết kế, xây dựng hạ tầng… (iii) Địa tô chênh lệch loại 3 (sau đây gọi là VA3) còn gọi là địa tô tuyệt đối. Địa tô tuyệt đối không phụ thuộc vào điều kiện vị trí đất đai, trình độ của người sử dụng, mà tùy thuộc vào vai trò của đất đai trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội. Theo đó, địa tô tuyệt đối trong mỗi hoạt động kinh tế, xã hội sẽ khác nhau và thay đổi khi Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất. VA3 thường đi kèm với thay đổi quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng, những hoạt động tạo ra VA1. 1.2. Cơ chế điều tiết giá trị gia tăng đất đai hiệu quả 1.2.1. Các chủ thể có lợi ích mà cơ chế điều tiết giá trị gia tăng phải đảm bảo cân đối và công bằng (1) Nhà nước - Chủ thể: Các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện. - Trách nhiệm: Phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư dự án; quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án; cấp giấy phép xây dựng nhà ở, công trình xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất,.. - Lợi ích: Thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (thu một lần); thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân phát sinh khi chủ đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh trên đất. Môi trường và môi sinh của cộng đồng cư dân, doanh nghiệp. 102 (2) Chủ đầu tư - Chủ thể: Tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, sử dụng vốn đầu t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị gia tăng đất đai Cơ chế chính sách điều tiết GTGT đất đai Chênh lệch địa tô Quản lý đất đai Thất thoát giá trị gia tăng của đất Chính sách thuế đất đaiTài liệu có liên quan:
-
11 trang 127 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai - Chủ biên: TS. Lương Văn Hinh
110 trang 119 0 0 -
8 trang 115 0 0
-
67 trang 114 0 0
-
75 trang 114 0 0
-
9 trang 110 0 0
-
80 trang 102 0 0
-
63 trang 102 0 0
-
65 trang 97 1 0
-
10 trang 93 0 0