Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
Trịnh Công Sơn
Tiểu sử
Tên thật Ngày sinh Ngày mất Nghề nghiệp Thể loại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẠC SỸ TRỊNH CÔNG SƠN
NHẠC SỸ TRỊNH CÔNG SƠN
Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) là một trong những Trịnh Công Sơn
nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc,
ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca
khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh
Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất
nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
Tiểu sử Tên thật Trịnh Công Sơn
28 tháng 2 năm 1939
Ngày sinh
tại Đắk Lắk
1 tháng 4 năm 2001
Ngày mất tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Nghề nghiệp Nhạc sĩ
Thể loại Tình khúc 1954-1975
Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Diễm xưa, Biển nhớ,
Tác phẩm
Tuổi đá buồn, Một cõi
chế độ cũng như giai đoạn sáng tác. Trịnh Công Sơn quê làng Minh nổi tiếng
đi về
Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ca sĩ trình bày
Khánh Ly
thành công
Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao - hiện nay là
phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk. Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp
Cao đẳng Sư phạm, khoa Triết học (1962-1964) tại Quy Nhơn. Sau đó ông trốn lính,
vào Bảo Lộc (Lâm Đồng) và làm nghề dạy học.
Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được
xuất bản năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những
năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là
Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm
quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[1]. Ngay cả Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi
Chiến tranh Việt Nam là nội chiến trong bài Gia tài của mẹ[2], vì cho rằng đây là
cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của
ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970
như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ,
Ngủ đi con.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng
tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm
1968.
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã
phải sống 4 năm trong trại cải tạo[3]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi
Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[4].
Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít
người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội
Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công
Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như
Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó
nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản
tình ca có giá trị.
Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lĩnh vực
như thơ, văn và hội họa.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính
[5] [6]
trong phim Đất khổ . Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công
chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có
[7] [8]
tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt
Nam[9].Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm
1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì
bệnh tiểu đường.
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và
cũng chưa chính thức công nhận con.
Sự nghiệp sáng tác
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[10], những tác phẩm
không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng
lý giải cho cái sự sáng tác của mình: Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để
hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...[11].
Nhạc tình
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm
của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số
trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình
của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo
năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi
tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình
ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ
người...
Bìa CD nhạc tuyển Trịnh
...
NHẠC SỸ TRỊNH CÔNG SƠN
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.48 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa nghệ thuật âm nhạc nhạc sỹ Việt Nam ca sĩ Việt Nam NHẠC SỸ TRỊNH CÔNG SƠNTài liệu có liên quan:
-
Giới thiệu phần mềm hữu ích trong âm nhạc
6 trang 277 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 211 0 0 -
Giáo án mầm non : Vườn trường mùa thu
3 trang 176 0 0 -
3 trang 162 0 0
-
14 trang 127 0 0
-
3 trang 120 0 0
-
3 trang 118 0 0
-
5 trang 116 0 0
-
1 trang 111 0 0