Nhận diện cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long qua vài nét phác thảo
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 305.16 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của cộng đồng ngư dân trên các phương diện: Lịch sử hình thành và phát triển; Đặc điểm cư trú và dân cư; Tổ chức chính trị - xã hội truyền thống;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long qua vài nét phác thảo 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG QUA VÀI NÉT PHÁC THẢO Đoàn Văn Thắng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Tóm tắt: Cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long là một cộng đồng đặc biệt bởi điều kiện cư trú - môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội và những giá trị văn hóa được sáng tạo, tương tác, chia sẻ. Việc di dân từ vịnh lên bờ về cơ bản đã làm thay đổi môi trường sống, đưa đến những biến đổi về sinh kế, văn hóa và tạo ra những thách thức trong hội nhập và phát triển của cộng đồng này, từ đó nảy sinh yêu cầu nghiên cứu để nhận diện đặc điểm văn hóa cũng như quá trình biến đổi sinh kế, văn hóa và hội nhập của họ. Bài viết này khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của cộng đồng ngư dân trên các phương diện: Lịch sử hình thành và phát triển; Đặc điểm cư trú và dân cư; Tổ chức chính trị - xã hội truyền thống; Thực hành tín ngưỡng, tôn giáo; Hoạt động kinh tế truyền thống để nhận diện cộng đồng như là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Nhận diện, cộng đồng, ngư dân, Hạ Long. Nhận bài ngày 05.11.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 5.12.2017 Liên hệ tác giả: Đoàn Văn Thắng; Email: thangsu.ussh@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Cộng đồng là một tập hợp người được nhận diện dựa trên các yếu tố về địa vực, nghề nghiệp và văn hóa. Trong đó, yếu tố địa vực, thường gắn chặt với đất đai tuy có những kiểu cộng đồng ít gắn với yếu tố địa vực. Thường đó là những cộng đồng tính, được tập hợp dựa trên các đặc điểm chung về sự chia sẻ một tính chất nào đó. Nói chung, yếu tố địa vực là đặc điểm để khu biệt một cộng đồng. Yếu tố kinh tế (hay nghề nghiệp) vừa tạo ra sự đảm bảo về mặt vật chất, vừa tạo ra một sự chia sẻ chung về địa vị kinh tế, cách thức làm ăn, về tổ nghề... Yếu tố văn hóa rõ ràng có vai trò quan trọng trong xác định đặc điểm nhận dạng một cộng đồng, là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến các khía cạnh như truyền thống-lịch sử, tộc người, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống giá trị-chuẩn mực, phong tục tập quán [4]... Nếu xét trên các phương diện như vậy, có thể gọi tập hợp ngư dân ở các làng thủy cư trên vịnh Hạ Long là một cộng đồng với những đặc điểm chung về môi trường sống, về TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 129 thực hành sinh kế và chia sẻ các giá trị văn hóa chung trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong thờ cúng thần linh. Hiện nay, cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long đã chuyển lên khu Tái định cư để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long -Di sản Thiên nhiên Thế giới. Tác động của chính sách di dân và sự thay đổi môi trường sống đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ bởi đã tách cộng đồng này ra khỏi môi trường trường thực hành văn hóa, sinh kế hàng trăm năm qua.Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu để nhận diện cộng đồng, chỉ ra những thách thức của họ trong môi trường sống mới cũng như góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng này. 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long Khi bàn về cội nguồn của ngư dân vạn chài Hạ Long, một số bài viết thường phân tích về một thời kì lịch sử xa xôi, thời kì của nền văn hóa Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long để chỉ ra nguồn gốc cư dân và đặc tính văn hóa biển. Theo đó, vào 1967, các nhà khảo cổ Việt Nam tiến hành khai quật khảo cổ học đầu tiên ở tỉnh Quảng Ninh tại hang Soi Nhụ (thị trấn Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh ngày nay). Các di vật tìm thấy bao gồm 400 đốt xương sống cá và vô số các vỏ ốc các loại như ốc lợn, ốc đĩa, ốc tai, vỏ hà, vỏ vạng, vỏ sò… được giải thích là những tàn tích của người cổ Hạ Long để lại trong khoảng niên đại 7000 năm cách ngày nay. Tuy sống dựa vào biển nhưng do không tìm thấy xe chỉ, lưới nên các nhà khảo cổ học kết luận, vào thời kì này, cư dân khai thác biển chủ yếu bằng phương thức thu lượm. Trước đó, vào năm 1937, nhà khảo cổ người Pháp M. Colani đã tìm đến khảo sát tại đảo Ngọc Vừng và phát hiện ra những dấu tích của người tiền sử từng cư trú. Sau đó, bà Colani đi khảo sát một loạt các đảo và ven bờ Vịnh Hạ Long như Hà Giắt, Tuần Châu, Cái Dăm… và đưa ra kết luận về một thời kì xa xôi từng có con người cư ngụ và khai thác trên Vịnh Hạ Long thuộc hậu kỳ đá mới (niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 đến 7.000 năm). Nền văn hóa cổ này đã có những đặc trưng trong hoạt động kinh tế biển, trong trao đổi thương mại, phát triển nghề thủ công (đặc biệt là nghề gốm với tính biểu tượng hóa sóng biển trong hoa văn trên gốm). Các tác giả của cuốn sách Hạ Long thời tiền sử cho rằng, ở giai đoạn văn hóa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long qua vài nét phác thảo 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VẠN CHÀI HẠ LONG QUA VÀI NÉT PHÁC THẢO Đoàn Văn Thắng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Tóm tắt: Cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long là một cộng đồng đặc biệt bởi điều kiện cư trú - môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội và những giá trị văn hóa được sáng tạo, tương tác, chia sẻ. Việc di dân từ vịnh lên bờ về cơ bản đã làm thay đổi môi trường sống, đưa đến những biến đổi về sinh kế, văn hóa và tạo ra những thách thức trong hội nhập và phát triển của cộng đồng này, từ đó nảy sinh yêu cầu nghiên cứu để nhận diện đặc điểm văn hóa cũng như quá trình biến đổi sinh kế, văn hóa và hội nhập của họ. Bài viết này khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của cộng đồng ngư dân trên các phương diện: Lịch sử hình thành và phát triển; Đặc điểm cư trú và dân cư; Tổ chức chính trị - xã hội truyền thống; Thực hành tín ngưỡng, tôn giáo; Hoạt động kinh tế truyền thống để nhận diện cộng đồng như là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Nhận diện, cộng đồng, ngư dân, Hạ Long. Nhận bài ngày 05.11.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 5.12.2017 Liên hệ tác giả: Đoàn Văn Thắng; Email: thangsu.ussh@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Cộng đồng là một tập hợp người được nhận diện dựa trên các yếu tố về địa vực, nghề nghiệp và văn hóa. Trong đó, yếu tố địa vực, thường gắn chặt với đất đai tuy có những kiểu cộng đồng ít gắn với yếu tố địa vực. Thường đó là những cộng đồng tính, được tập hợp dựa trên các đặc điểm chung về sự chia sẻ một tính chất nào đó. Nói chung, yếu tố địa vực là đặc điểm để khu biệt một cộng đồng. Yếu tố kinh tế (hay nghề nghiệp) vừa tạo ra sự đảm bảo về mặt vật chất, vừa tạo ra một sự chia sẻ chung về địa vị kinh tế, cách thức làm ăn, về tổ nghề... Yếu tố văn hóa rõ ràng có vai trò quan trọng trong xác định đặc điểm nhận dạng một cộng đồng, là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến các khía cạnh như truyền thống-lịch sử, tộc người, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống giá trị-chuẩn mực, phong tục tập quán [4]... Nếu xét trên các phương diện như vậy, có thể gọi tập hợp ngư dân ở các làng thủy cư trên vịnh Hạ Long là một cộng đồng với những đặc điểm chung về môi trường sống, về TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 21/2018 129 thực hành sinh kế và chia sẻ các giá trị văn hóa chung trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất, trong thờ cúng thần linh. Hiện nay, cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long đã chuyển lên khu Tái định cư để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long -Di sản Thiên nhiên Thế giới. Tác động của chính sách di dân và sự thay đổi môi trường sống đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ bởi đã tách cộng đồng này ra khỏi môi trường trường thực hành văn hóa, sinh kế hàng trăm năm qua.Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu để nhận diện cộng đồng, chỉ ra những thách thức của họ trong môi trường sống mới cũng như góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng này. 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long Khi bàn về cội nguồn của ngư dân vạn chài Hạ Long, một số bài viết thường phân tích về một thời kì lịch sử xa xôi, thời kì của nền văn hóa Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long để chỉ ra nguồn gốc cư dân và đặc tính văn hóa biển. Theo đó, vào 1967, các nhà khảo cổ Việt Nam tiến hành khai quật khảo cổ học đầu tiên ở tỉnh Quảng Ninh tại hang Soi Nhụ (thị trấn Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh ngày nay). Các di vật tìm thấy bao gồm 400 đốt xương sống cá và vô số các vỏ ốc các loại như ốc lợn, ốc đĩa, ốc tai, vỏ hà, vỏ vạng, vỏ sò… được giải thích là những tàn tích của người cổ Hạ Long để lại trong khoảng niên đại 7000 năm cách ngày nay. Tuy sống dựa vào biển nhưng do không tìm thấy xe chỉ, lưới nên các nhà khảo cổ học kết luận, vào thời kì này, cư dân khai thác biển chủ yếu bằng phương thức thu lượm. Trước đó, vào năm 1937, nhà khảo cổ người Pháp M. Colani đã tìm đến khảo sát tại đảo Ngọc Vừng và phát hiện ra những dấu tích của người tiền sử từng cư trú. Sau đó, bà Colani đi khảo sát một loạt các đảo và ven bờ Vịnh Hạ Long như Hà Giắt, Tuần Châu, Cái Dăm… và đưa ra kết luận về một thời kì xa xôi từng có con người cư ngụ và khai thác trên Vịnh Hạ Long thuộc hậu kỳ đá mới (niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 đến 7.000 năm). Nền văn hóa cổ này đã có những đặc trưng trong hoạt động kinh tế biển, trong trao đổi thương mại, phát triển nghề thủ công (đặc biệt là nghề gốm với tính biểu tượng hóa sóng biển trong hoa văn trên gốm). Các tác giả của cuốn sách Hạ Long thời tiền sử cho rằng, ở giai đoạn văn hóa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long Biến đổi sinh kế Giá trị văn hóa Hoạt động kinh tế truyền thốngTài liệu có liên quan:
-
6 trang 327 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
10 trang 248 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 232 0 0 -
8 trang 228 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
8 trang 196 0 0