Danh mục tài liệu

Nhân vật trữ tình trong thơ Trần Đăng Khoa sau thời thiếu niên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.72 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi sâu tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa sau thời niên thiếu, chúng tôi nhận thấy: sự đổi thay của hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác của tác giả đã làm hiện diện rõ hai “môtip” nhân vật trữ tình mới trong thơ anh: nhân vật trữ tình - người lính và nhân vật trữ tình suy tư, chiêm nghiệm những nỗi niềm nhân thế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật trữ tình trong thơ Trần Đăng Khoa sau thời thiếu niên51(3): 18 - 23Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ3 - 2009NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOASAU THỜI NIÊN THIẾULê Hồng My (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)Vào những năm 1968 - 1970, hiện tượngthơ Trần Đăng Khoa đã thu hút sự quan tâmđặc biệt của những người sáng tác, phê bìnhthơ và những người yêu thơ. Tên tuổi TrầnĐăng Khoa - “Em bé thi sĩ của Việt Nam” - đãđược giới thiệu rộng rãi trên báo chí trong vàngoài nước. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vậttrữ tình trong thơ thời niên thiếu của TrầnĐăng Khoa đã được khẳng định qua bài giớithiệu: “Thơ em Khoa” của nhà thơ Xuân Diệu(1973); bài báo khoa học: “Thế giới nghệ thuậtthơ Trần Đăng Khoa thời kỳ niên thiếu” củanhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền (2003) vàqua nhiều tài liệu nghiên cứu khác. Tuy nhiên,hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ sau thờiniên thiếu của Trần Đăng Khoa lại là vấn đềmới chưa được nghiên cứu.Đi sâu tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa sauthời niên thiếu, chúng tôi nhận thấy: sự đổithay của hoàn cảnh và cảm hứng sáng tác củatác giả đã làm hiện diện rõ hai “môtip” nhânvật trữ tình mới trong thơ anh: nhân vật trữtình - người lính và nhân vật trữ tình suy tư,chiêm nghiệm những nỗi niềm nhân thế. Cảhai dạng nhân vật trữ tình này đều có tiền đềtừ trước nhưng đến chặng đường sáng tác saumới hiện lên rõ nét.1. Người lính nơi biên cương và biển khơiAnh bộ đội, chú bộ đội là hình ảnh sáng đẹptrong thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa.Các chú bộ đội trong thơ bé Khoa thật hiền,thật vui, lại cực kỳ dũng cảm, mang vẻ đẹphuyền thoại gắn liền với những chiến côngvang dội, những kỳ tích lẫy lừng.Với tâm nguyện “Trận đánh cuối cùngkhông thể thiếu tên tôi”, với tình yêu Tổ quốcvà lẽ sống thiêng liêng: “Cao hơn trang thơ làcả cuộc đời, là Tổ quốc một còn, một mất”(Thư thơ), Trần Đăng Khoa bước vào cuộc đờiquân ngũ khi cuộc chiến đấu giải phóng miềnNam bước vào trận cuối. Mang “Màu áo línhvới niềm tâm sự lính”, cảm xúc về người línhcàng dồi dào, hình ảnh người lính càng đậm néttrong thơ Trần Đăng Khoa. Người lính khôngphải là nhân vật trữ tình duy nhất, song là hìnhtượng nhân vật trữ tình nổi bật nhất trong thơsau thời niên thiếu của anh. Anh bộ đội từ vị tríkhách thể thẩm mĩ đã chuyển sang vai trò củachủ thể trữ tình, từ “Người em yêu thương” đãtrở thành người sống “Cuộc đời lính”, “Hátniềm tâm sự lính” trong thơ Trần Đăng Khoa.Bước vào quân ngũ, Trần Đăng Khoa trựctiếp nếm trải và thấu hiểu nỗi gian khổ củacuộc đời người lính. Hiện lên rõ nhất, sâu đậmnhất và cũng ám ảnh trong thơ Trần ĐăngKhoa là nỗi gian khổ của người lính biển. Cácanh hàng ngày phải đối mặt với bão tố, cámập, chim ác và kẻ thù để bảo toàn sinh mạngvà bảo vệ đảo. Cuộc sống nơi đầu sóng ngọngió của các anh có những khó khăn khônggiống như những chiến trường khác. Doanhtrại của lính đảo giữa đại dương mênh mônglà: “Lều bạt chông chênh giữa nước giữa trời/Đến một cái gai cũng không sống được”(Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài). Sốnggiữa bốn bề sóng nước mà vẫn thiếu nước,thèm nước ngọt, các anh phải kiên nhẵn đợitừng giọt mưa rơi. Nỗi ao ước của nhữngngười lính biển thật giản dị và cảm động:“Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ/Rồi khao nhau/ Bữa tiệc linh đình bày toànnước ngọt/ Ôi ước gì được thấy mưa rơi” (Đợimưa trên đảo Sinh Tồn). Có những nỗi giankhổ các anh đã trải qua mà trong điều kiện sốngở đất liền khó có thể hình dung nổi: “Đảo vẫnchìm dưới ba mét nước/ Măng khô hết rồi. Chỉ1851(3): 18 - 23Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆthăm thẳm biển xanh/ Lưới chẳng có mà cá vờntrước mặt/ Biết tìm đâu ra một bát canh” (Ghichép ở đảo Chìm). Ở đảo, mỗi năm các anhphải đối mặt với hàng trăm cơn bão. Đi ngangqua bão, mỗi người lính đảo giống như “Câybão táp” giữa phong ba. Khi đất nước bình yên,người lính chiến trở thành “Lính thời bình”,nhưng nỗi gian khổ, thử thách vẫn đồng hànhcùng cuộc đời người lính: “Đất nước khôngbóng giặc/ Tưởng về gần mà xa/ Vẫn gian nanlàm bạn/ Vẫn gió sương làm nhà” (Lính thờibình). Và trong gian khổ, các anh đã sống trọnvẹn, sâu sắc cuộc đời người lính.Lắng nghe tiếng nói trữ tình của người línhtrong thơ Trần Đăng Khoa, người đọc càngthấu hiểu sự hi sinh lớn lao của những ngườichiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở nơibiên cương và hải đảo xa xôi. Đồng thời, càngthêm cảm phục và trân trọng các anh, nhữngcon người trong gian khổ vẫn tìm thấy “Niềmsung sướng lính”, vẫn hát “Niềm tâm sự lính”.Những “Niềm tâm sự lính” được thể hiệntrong thơ Trần Đăng Khoa đã mở ra cả khoảngsáng tâm hồn phong phú, cao đẹp của nhữngngười lính trẻ. Trước hết là tình yêu Tổ quốc,tình yêu lý tưởng. Các anh rất tự hào về trọngtrách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Từbiên giới Tây Nam đến quần đảo Trường Sa,dù ở mặt trận nào, làm nhiệm vụ gì, các anhcũng xác định rõ trách nhiệm của mình đối vớiTổ quốc. Người lính trên mặt trận biên giớiTây Nam trước giờ ra trận nghĩ rằng, nếu cóngã ...

Tài liệu có liên quan: