Danh mục tài liệu

Nhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nay

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xưa đến nay, nhắc đến Hà Nội là nhớ đến những con phố tên “Hàng” giăng mắc cửi bàn cờ - đó là một trong những đặc điểm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm.Qua những tên phố đó, người nay nhớ lại hình ảnh xưa của Hà Nội, cho dù một phần kiến trúc cổ và những ngành nghề xưa cũ đã mất đi. Tên phố “Hàng” chính là chút di cảo của nghìn năm, chủ yếu được sinh ra từ Hà Nội và dành riêng Hà Nội. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nayNhìn lại 36 phố cổ Hà Nội xưa và nayTừ xưa đến nay, nhắc đến Hà Nội là nhớ đến những conphố tên “Hàng” giăng mắc cửi bàn cờ - đó là một trongnhững đặc điểm tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội nghìnnăm.Qua những tên phố đó, người nay nhớ lại hình ảnh xưacủa Hà Nội, cho dù một phần kiến trúc cổ và nhữngngành nghề xưa cũ đã mất đi. Tên phố “Hàng” chính làchút di cảo của nghìn năm, chủ yếu được sinh ra từ HàNội và dành riêng Hà Nội. Thế nhưng qua những thay đổicủa lịch sử, người Thăng Long - Hà Nội không còn bánbuôn những hàng cũ, cơn lốc quy hoạch và cải tạo cũnglấy đi của đất Hà thành không ít tên phố “Hàng” - đã đếnlúc cần có một cách đánh giá đúng để bảo tồn nét văn hóađặc trưng này.Hàng ĐàoHàng Đào là một trong những tuyến phố chính của Hà Nội.Đây cũng là một trong những con phố cổ nhất của kinh thànhThăng Long xưa. Ngày nay, Hàng Đào còn là một tuyến phốđắt đỏ bậc nhất của Hà Nội khi giá đất nhà mặt phố đượcgiao dịch cả tỷ đồng một mét vuông.Phố Hàng Đào đầu thế kỉ XX. Trong đó ngôi nhà ngoài cùngbên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụLương Văn Can.Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếptheo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.Ngã 5 Hàng Đào năm 1960Ngã 5 Hàng Đào nhìn từ trên cao năm 1990Từ khi được hình thành, Hàng Đào vẫn luôn là con phố kiêusa bậc nhất đất Kinh kỳ. Tại thành Thăng Long xưa, PhốHàng Đào thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng TiềnTúc, huyện Thọ Xương. Phường Đại Lợi tập trung ngườilàng Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương), làng Đình Loan,Đông Cao (Bắc Ninh) chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thờiTrần, Hồ, đến đời Lê đã rất phát triển. Phiên chợ tơ của phốngày xưa mở vào ngày mồng 1 và 6 âm lịch hàng tháng trởthành một trong những phiên chợ quan trọng nhất của Kinhthành xưa. Phiên chợ thu hút các làng dệt tứ xứ đến mua bán,như the từ La Cả, La Khê, lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây,gấm vóc của Vạn Phúc, rồi các giao dịch của thợ nhuộm, thợcửi, người bán tơ, bán sợi…Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và nhiễusầm uất nhất cả nước thời bấy giờ. Hiện nay vẫn còn tấm biacó từ năm 1706 ghi rõ tên cụ tổ sư nghề nhuộm cũng là thànhhoàng làng tại số nhà 90A. Cái tên “Hàng Đào” cũng bắt đầutừ đặc trưng này (Đào hay điều là đỏ, phố chuyên buôn bántơ lụa, vải điều nên gọi là Hàng Đào). Sau này khi nghềnhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ thì phố Hàng Đào lạichuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp,đũi, băng, sa, xuyến, chồi…Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bánlụa) nhưng người dân vẫn quen giữ và gọi là Hàng Đào.Hàng Đào chủ yếu là nơi sinh sống của những ông quan vềhưu. Các bà vợ quan mở cửa hàng buôn bán tơ lụa tại gia.Đầu thế kỷ 20, các thương gia Ấn Độ tới đây buôn bán vàcũng mở các cửa hàng tơ lụa, vải vóc.Ổi Quảng Bá, cá Hồ TâyHàng Đào tơ lụa làm say lòng người.Câu ca dao cổ từ lâu đã khắc sâu vào tâm trí biết bao thế hệnhững người con yêu mến đất Thăng Long về hình ảnh mộtcon phố buôn bán nổi tiếng của Hà NộiTrong các sản phẩm tơ lụa của Hàng Đào thì nổi tiếng nhấtvà có truyền thống lâu đời nhất là Yếm Đào. Nửa đầu HàngĐào xưa là chợ bán yếm nhộn nhịp người bán kẻ mua nhất ởđất Thăng Long.Yếm thắm Hàng Đào là một niềm tự hào của phụ nữ ViệtTheo nề nếp, phụ nữ Việt thường đi chợ mua tơ tằm tự mayyếm. Bởi vậy, Thăng Long – Kẻ chợ đã có cả một cái chợdành cho phường bán yếm. Trong cái chợ rực rỡ “yếm lụa”xa xưa ấy, từ các làng quê, những sản phẩm tuyệt hảo của tơtằm đã đổ về đây, quyến rũ, bắt mắt đàn bà con gái ThăngLong, đặc biệt là trước những lễ hội. Họ rủ nhau tấp nập chọntơ tằm may yếm và sắm sửa lụa là gấm vóc để may váy áo tứthân, năm thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn và cả đồ trangsức vàng bạc.Yếm Việt đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tâyhọc”: Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, thì vẻđẹp tân kì, pha trộn hài hòa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảngphất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào.Ngày nay, dừng lại ở ngôi nhà số 38, ngước nhìn lên cổnggiữa, vẫn thấy hàng chữ Hán màu đen nổi bật trên nền vôivàng. 5 chữ Hán này là “Đồng Lạc quyến yếm thị”. Đây làngôi đình của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên ĐồngLạc.Số 38 Hàng Đào ngày nay đã trở thành trụ sở Ban quản lýPhố CổKhoảng những năm 20 của thế kỉ XX, vải tây thắng thế, quánửa phố cho thuê bán vải tây, hàng truyền thống vắng hẳn.Rồi dần dần phố không còn bán vải nhuộm màu nữa, các chủhàng có nhiều vốn chuyển sang các loại hàng cao cấp, xa xỉ.Ngày nay, Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc - nam, dàikhoảng 260m. Phố Hàng Đào được coi là đường trục chínhcủa 36 phố phường. Đầu phía nam của phố sát bờ hồ HoànKiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Phía tây của phốlà các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ,cao thấp theo phong thủy xưa.Diện mạo của p ...