Danh mục tài liệu

Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.29 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra" đi sâu nghiên cứu về sự ra đời, quá trình bổ sung, hoàn thiện và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ba thập kỷ qua, chỉ ra vấn đề cần khắc phục nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại ba thập kỷ thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra NHÌN LẠI BA THẬP KỶ THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Phan Thị Thoa* - Trần Phương Thúy** 1 2 TÓM TẮT: Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là đổi mới kinh tế. Để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng về mở rộng hợp tác kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VIII ngày 29-12-1987. Từ khi Luật ra đời đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết đi sâu nghiên cứu về sự ra đời, quá trình bổ sung, hoàn thiện và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ba thập kỷ qua, chỉ ra vấn đề cần khắc phục nhằm tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài, ba thập kỷ, Việt Nam. MỞ ĐẦU Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong tổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì FDI không chỉ cung cấp vốn, mà còn góp phần thực hiện chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì thế, cùng với quá trình đổi mới đất nước thì vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn lại quá trình ra đời và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài trong ba thập kỷ qua, đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những vấn đề cần khắc phục sẽ mở ra những triển vọng mới trong việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian tới. 1. GIAI ĐOẠN 1988-2004 Vào giữa những năm 1980 của thế kỷ XX, đứng trước tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội, Đại hội toàn quốc lần thứ VI cua Đảng (tháng 12 năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế. Cụ thể hoá đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá VIII ngày 29-12-1987 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chính thức có hiệu lực từ ngày 09-1-1988. Luật gồm 6 chương với 42 điều được soạn thảo * Khoa Lý luận chính trị - Học viện Tài chính, Tác giả nhận phản hồi: 0975566898, E-mail address: : phanthoahvtc@gmail.com. ** Khoa Lý luận chính trị - Học viện Tài chính. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1155 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Với nội dung tương đối đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế lúc bấy giờ, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư và được dư luận quốc tế lúc đó đánh giá cao. Luật đã chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Đó là: “Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đầu tư theo chiều sâu để khai thác, tận dụng các khả năng và nâng cao công xuất của các cơ sở kinh tế hiện có; sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; dịch vụ thu tiền nước ngoài như du lịch, sửa chữa tầu, dịch vụ sân bay, cảng khẩu và các dịch vụ khác” 1. Luật đầu tư đã quy định rõ về các đối tác tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài, xác định 3 hình thức đầu tư là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức xí nghiệp liên doanh và hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các hình thức đầu tư trên đã được quy định trong Điều lệ đầu tư năm 1977 nhưng còn rất sơ sài thì nay đã được chuẩn xác và quy định rõ ràng hơn, khoa học hơn. Một trong những quy định quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, đó là vấn đề bảo đảm đầu tư. Về vấn đề này, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy định: “Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân có đầu tư tại Việt Nam” 2 đồng thời khẳng định: “ Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa” 3. Ngoài ra, điều 20, 22 và 23, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 còn quy định bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng với nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước vốn, lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ, cho phép nhân viên người nước ngoài làm việc trong xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn 100% của nước ngoài hoặc để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh được chuyển về nước thu nhập hợp pháp của mình sau khi đã nộp đủ thuế thu nhập. Các quy định về thuế, tài chính, quy định về ngân hàng và quản lý ngoại hối, quy định về lao động ...

Tài liệu có liên quan: