Danh mục tài liệu

Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 114.50 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân - hóa) Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự "phân cấp" đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân - hóa) Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự phân cấp đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Sở trường của tuồng khai thác các chuyện quân quốc đưa ra những tấm dương quân thần mẫu mực, trong đó, tôi trung kẻ kiếm xung đột nhau bạo liệt, để cuối cùng dẫn tới kết thúc chém nịnh, định đô, tôn vương tức vị. Nếu tiết mục có đề cập tới mối quan hệ vợ chồng, bè bạn, anh em, tớ thày,...là đều nhằm tạo thuận lợi cho các phi hậu quan tướng sáng rỡ chữ trung...Là nói loại tuồng Thày mà khoan nói loại tuồng Ðồ (còn gọi là tuồng hài). Chèo lại chủ yếu đi vào các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơi thôn dã, hoặc trong nhà quan, để nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn, anh em tớ thày,...Các tích chèo (cổ) thường là những câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời có tác dụng quyết định số phận nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng) giữ vai trò chủ chốt, cầm cân nẩy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối, lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ (số nhiều là vợ con, còn thì là bạn, là con, là mẹ) phải lo nuôi nấng chăm sõc chồng, con,sẽ phải gặp những biến cố xã hội xẩy đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu hiệu khả dĩ vượt qua cơn khó khăn, làm sao nổi lên những khía cạnh đạo đức, đúng với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức này cũng nằm trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiếu, nghĩa, tiết, giúp chồng con họ gắng đạt tới tốt chữ trung quân. Trong chèo, các thư sinh nói sử xưng danh báo tính, kể gia thế bần bạc rồi hát cách nói lên chí tiến thủ: Quyết chí tu thân, Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo. Khi nên Trời giúp công cho, Làm trai năm liệu bẩy lo, mới hào ! Họ là những cột cái trong gia đình, mà cái việc quyết chí tu thân ở đây chỉ có nghĩadùi mài kinh sử cho đến khi thi đỗ làm quan, còn mọi việc nợ nần ăn ở những là bảo dưỡng cha mẹ, nuôi chồng đi học, dạy con nên người,ở nhà, đềuphó mặc cho vợ tất thảy. Nói cách khác, tích trò sẽ rơi xuống những người thân của họ, nhận chịu các sự biến xã hội xảy đến, làm cơ hội bộc lộ phần đạo đức quyết định số phận mỗi người. Như Thị Phương lược giắt trâm cài, hát sử câu: ...đạo cha đức mẹ, con xem bằng non Thái thêm xuân, Cha vun trồng, mẹ xây đắp nên nhân... Để qua mấy đận hết than đổ sang vãn, kể về những nỗi khốn khó mà mẹ chồng nàng dâu gặp phải trên đường chạy giặc, sau rốt, gói ghém tất cả trong bài hát Trần tình chứa chan tính nhân bản, làm quan Thái Tể Trương Viên chuyển động tâm thần, qùy xuống nhận mẹ, nhận vợ đang phải hát xẩm kiếm ăn cơ cực. Như nàng Châu Long chẳng quản công phu vâng lời chàng đi nuôi bạn ăn học, biết kín đáo đoan tiết với chồng: Tâm là lớn, ý cũng là lòng Thiếp xin trở về tiết sạch giá trong. nên sau khi Lưu Bình hữu chí cánh thành', trở về với Dương Lễ vẹn toàn, nổi tiếng người phụ nữ dạ sắt gan vàng... Như bà Thị Kính bên cạnh chữ nhẫn thật đã sáng tỏ, còn bật lên chữ hiếu lóng lánh khôn bì. Khi còn ở nhà thờ cha mẹ, hay khi đã theo nuôi chồng ăn học, bà luôn canh cánh câu hát nhất hiếu lập nhi vạn thiện tòng(một điều hiếu làm sẽ kéo theo muôn điều thiện) và lúc nào cũng nghĩ chuyện lo trả cù lao chí đức. Tới khi hóa Phật, bà vẫn một dạ: Công nuôi nấng gọi là một chút Viếng thăm thay mặt buổi thần hôn... Những người phụ nữ này trước sau một dạ bảo dưỡng cha mẹ, nuôi chồng dạy con, chu tất mọi việc trong nhà, từ đầu đến cuối và ăn vận nói năng ứng xử vẫn bình thườngnhư các vai lão, mụ, hề khác. Còn các vai thư sinh chồng con họ thì sau khi thi đỗ, đã được nghệ nhân lập tức thay đổi cung cách thể hiện với phong thái và diễn xuất khác trước nhiều (sáp gần loại kép văn của tuồng). Như chàng Kim Nhan, vừa nghe Xá Lại báo tin thi đỗ, đã ngẩng cao đầu dõng dạc nói lối (hơi tuồng) câu nửa Hán nửa Nôm: Thiếu niên sơ đăng lệ Hoàng gia đắc ý hồi Võ môn tam cấp lãng, Bình địa nhất thanh lôi. Tôi, Kim Nham vừa chiếm tam khôi, Cho bõ lúc thư trung càn khổ... Tới khi được vua cho đi trán nhậm một huyệt, chàng ta lại nói lối xưng danh: Bảng Thám hoa tay chiếm, Chức Tri huyện quyết phong Luật ngôn giả ngôn công, Thỉnh tụng cầu vô tụng... Và từ đấy, mọi cử chỉ lời nói của quan, nghệ nhân phải thể hiện sao cho chững chạc nương theo cung cách diễn tuồng, mới không bị nhà nghề kêu là non vốn. Như thế, chỉ trong 1 vở, Kim Nham phải 3 lần xưng danh (hàn sỹ, thi đỗ, phong quan), với 2 lần thay đổi trang phục: Khi còn là thư sinh thì khăn lượt áo the, quần trắng, chân giày, tay quạt, nói năng dễ dàng, đi đứng khoan thai, nói sử, hát cách,... khi là quan đã mũ mãng hia hốt, đi đứng khuỳnh khoàng, nói lối hát nam, (có khi hát khách). ở những vở ...