Danh mục tài liệu

Những đề xuất về chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, trên cơ sở nhìn lại chương trình văn học nước ngoài hiện hành, bài viết đề xuất những nguyên tắc cơ bản để hướng đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông sau 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đề xuất về chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. NHỮNG ĐỀ XUẤT Hồ Chí Minh VỀ CHƢƠNG TRÌNH VĂN HỌC Điện thoại: 0909222999 NƢỚC NGOÀI Ở Email: TRƢỜNG PHỔ tranquynhnga49@yahoo THÔNG .com.vnPGS.TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA TÓM TẮT Văn học nước ngoài là một bộ phận đặc biệt trong cấu trúc chương trình dạy họcvăn ở nhà trường phổ thông Việt Nam. Hiện nay, nâng cao chất lượng dạy và học trongcác bậc học từ phổ thông đến đại học đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với nhàtrường mà còn đối với toàn xã hội. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, trên cơ sở nhìn lạichương trình văn học nước ngoài hiện hành, bài viết đề xuất những nguyên tắc cơ bảnđể hướng đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông sau2015. Từ khóa: Văn học nước ngoài, chương trình, chất lượng dạy học, đề xuất ABSTRACT Proposals for Foreign Literature Curriculum in High School Foreign literature plays a key role in literature curriculum in Vietnamese high-school. Improving teaching and learning effectiveness in high-schools and colleges iscurrently a concern not only for teachers but also a whole community. In order tocontribute to education renovation program, by reviewing current curriculum, thisarticle aims to propose principal ideas to improve high-school foreign literaturecurriculum from 2015. Key words: Foreign literature, curriculum, teaching and learning effectiveness,proposals 372 Văn học nước ngoài (VHNN) là một bộ phận đặc biệt trong cấu trúc chươngtrình dạy học văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam. Các tác phẩm VHNN, với tư cáchlà biểu hiện cụ thể những giá trị văn hoá vĩ đại của lịch sử nhân loại đã, đang và sẽ gópphần quan trọng vào việc tìm hiểu tiến trình phát triển văn hoá, văn học thế giới, mở ranhững chân trời mới, giúp người đọc, trong đó có học sinh tiếp xúc với một thế giới vừaxa xôi vừa gần gũi với đất nước mình, dân tộc mình. Dạy và học VHNN ở nhà trường phổ thông có ý nghĩa lớn lao, góp phần quantrọng đào tạo, phát triển tri thức toàn diện, nâng cao sự cảm thụ nghệ thuật cho các emhọc sinh. Đặc biệt kiến thức VHNN càng có ý nghĩa trong đời sống hôm nay, khi thế hệtrẻ Việt Nam đang đứng trước một thế giới rộng mở với rất nhiều chân trời mới. VHNNchính là chiếc cầu nối cho tình hữu nghị và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Thế giới hiện đại đang chuyển mạnh trong xu thế toàn cầu hoá. Việc tìm hiểu vàtiếp nhận các nền văn minh, các giá trị văn hoá nhân loại đã trở thành qui luật phát triểntất yếu của mỗi dân tộc. Thực tiễn chứng minh rằng, quá trình giao lưu, tiếp biến vănhoá không làm bản sắc và tính độc đáo của mỗi nền văn hoá mất đi. Ngược lại, tìm hiểu,tiếp nhận sâu sắc, sáng tạo các nền văn hoá khác sẽ làm giàu thêm nền văn hoá củachính dân tộc mình. Theo tinh thần ấy, trong lĩnh vực giáo dục, việc tổ chức cho họcsinh tiếp nhận một cách khoa học các tác phẩm VHNN trong chương trình dạy học vănở trường phổ thông cũng trở thành một yêu cầu giáo dục mang tính bức thiết hơn baogiờ hết. Hiện nay, nâng cao chất lượng dạy và học trong các bậc học từ phổ thông đến đạihọc đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với nhà trường mà còn đối với toàn xã hội.Định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghịquyết Trung ương lần thứ 8, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạoghi rõ: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậchọc, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáodục và đào tạo”. Trên tinh thần đó, ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị xây dựngchương trình, sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực người học, trong đó chútrọng các năng lực chung như: năng lực tự học, học cách học; năng lực cá nhân (tự chủ,tự quản lí bản thân); năng lực xã hội; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp (tiếng mẹ đẻvà ngoại ngữ); năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực công nghệ thôngtin và truyền thông…(1). Đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương phápdạy học môn văn chính là một trong những nhiệm vụ phải làm để góp phần hiện thựchoá chiến lược giáo dục của nước ta trong thời kì mới. 373 Trên cơ sở xác định một số nguyên tắc cơ bản, nhìn lại chương trình VHNN ở ...