Danh mục tài liệu

Những nguyên lý cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và áp dụng xây dựng Luật trọng tài ở Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.92 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong một hình thái kinh tế - xã hội, pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, do vậy pháp luật phải xuất phát từ thực tế và phải dựa trên những quy luật khách quan của các quan hệ xã hội mà chúng hướng đến điều chỉnh. Thực tiễn pháp luật Việt Nam đã cho thấy, nhiều quy định của pháp luật sau khi ban hành đã không được thực hiện do pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nguyên lý cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và áp dụng xây dựng Luật trọng tài ở Việt Nam Khoa học pháp lýNhững nguyên lý cơ bản của cơchế giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài và áp dụng xây dựng Luật trọng tài ở Việt NamTrong một hình thái kinh tế - xã hội, pháp luật là yếu tố thuộckiến trúc thượng tầng, do vậy pháp luật phải xuất phát từ thực tếvà phải dựa trên những quy luật khách quan của các quan hệ xãhội mà chúng hướng đến điều chỉnh. Thực tiễn pháp luật ViệtNam đã cho thấy, nhiều quy định của pháp luật sau khi ban hànhđã không được thực hiện do pháp luật không phù hợp với thực tếcuộc sống. Pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam sẽ chỉ pháthuy hiệu quả cao nhất nếu được ban hành phù hợp với nhữngnguyên lý cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.Việc sửa đổi Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đòi hỏi chúngta phải cùng nhìn nhận và phân tích những nguyên lý cơ bản củacơ chế giải quyết tranh chấp này.1. Nguyên lý về tính chất tư trong hoạt động xét xử của trọngtàiGiải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức theo đó cácbên thỏa thuận lựa chọn một chủ thể không phải là tòa án giúpmình giải quyết tranh chấp đã phát sinh. Chủ thể được lựa chọngọi là trọng tài và sẽ ra phán quyết về tranh chấp giữa các bên cóliên quan. Có hai loại trọng tài là trọng tài vụ việc (ad-hoc) vàtrọng tài thường trực. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hìnhnày là ở chỗ, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinhtranh chấp và sẽ tự giải thể khi tranh chấp được giải quyết xong.Trong khi đó, trọng tài thường trực - như chính tên gọi của nó -tồn tại có tính chất ổn định, có trọng tài viên riêng, có điều lệ vàquy tắc tố tụng riêng. Trọng tài thường trực là một thực thể pháplý độc lập với đầy đủ các dấu hiệu của một pháp nhân, trong đódấu hiệu quan trọng nhất là có tài sản riêng và tự chịu tráchnhiệm bằng tài sản của chính mình. Việc lựa chọn hình thứctrọng tài nào để giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ýchí của các bên. Tuy nhiên, dù là trọng tài thường trực hay trọngtài vụ việc thì đều không phải là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước,do vậy trong hoạt động xét xử, trọng tài không được sử dụngquyền lực công như tòa án. Chính vì hoạt động xét xử của trọngtài không gắn với quyền lực công nên trọng tài được coi là cơquan tài phán tư.Với tư cách là cơ quan tài phán tư thì điều quan trọng cần xemxét là trọng tài có hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay không.Trả lời câu hỏi này cần quay trở lại với bản chất của trọng tài.Trọng tài được lập ra nhằm mục đích giải quyết tranh chấp phátsinh trong hoạt động thương mại và có thể giải quyết cả các tranhchấp dân sự khác. Tổ chức trọng tài hoạt động xét xử mang tínhchất chuyên nghiệp nên sự tồn tại của nó hoàn toàn phụ thuộc vàodoanh thu từ hoạt động xét xử (phí trọng tài). Nói cách khác,trọng tài là một tổ chức kinh tế được lập ra để kinh doanh dịch vụxét xử. Với quan điểm này thì rõ ràng trọng tài hoạt động vì mụcđích lợi nhuận, tức là đổi lại việc thu phí từ khách hàng - là cácbên tranh chấp, trọng tài cung cấp dịch vụ xét xử và bảo đảm*cho chất lượng của dịch vụ ấy tốt nhất thông qua việc bảo đảmtính khách quan, công bằng, vô tư với chi phí thấp, thủ tục đơngiản và độ bảo mật cao khi tiến hành xét xử. Vì vậy, có thể coi tổchức trọng tài chính là một chủ thể kinh doanh tồn tại dưới dạngdoanh nghiệp cung ứng dịch vụ xét xử. Nhận diện đúng yếu tốnày sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước đối với trọng tài trở nênphù hợp và hiệu quả hơn.Hơn nữa, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lựachọn dựa trên sự thống nhất thỏa thuận của các bên nên cơ chếgiải quyết tranh chấp bằng trọng tài thực hiện theo nguyên tắcbình đẳng, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Nguyên tắc nàylàm phát sinh hai yêu cầu: thứ nhất, ở chừng mực mà các thỏathuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Nhà nước phảithừa nhận những thỏa thuận đó. Thứ hai, pháp luật phải bảo đảmđến mức tối đa cơ hội cho các bên thỏa thuận về phương thức giảiquyết tranh chấp. Bảo đảm hai yêu cầu này chính là sử dụngphương pháp điều chỉnh bình đẳng, thỏa thuận của ngành luật dânsự và luật kinh tế - một tiêu chí đã và đang được sử dụng để xácđịnh ngành luật theo lý thuyết về phân định ngành luật ở ViệtNam hiện nay.*2. Nguyên lý về sự hỗ trợ lẫn nhau giữa tài phán công và tàiphán tưHoạt động xét xử của trọng tài là một phương thức hữu hiệu giảmtải công việc cho tòa án. Tuy nhiên, trọng tài là cơ quan tài phántư không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ của tòa án - cơ quantài phán công. Thực tế cho thấy, giải quyết bằng trọng tài rất phùhợp với những tranh chấp liên quan đến các vấn đề về kỹ thuậtđòi hỏi kiến thức chuyên sâu của một ngành hoặc một lĩnh vực cụthể như xây dựng, tàu biển, khai thác, thăm dò dầu khí… Đó là vìcác bên tranh chấp có thể lựa chọn trọng tài viên là những chuyêngia có kiến thức uyên thâm về những lĩnh vực đang tranh chấpnên họ sẽ có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: