Danh mục tài liệu

Những nhà vật lý làm thay đổi thế giới

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.42 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Họ, những nhà vật lý kiệt xuất, xứng đáng được gọi là “Cha đẻ của vật lý”.Galileo Galilei (1564-1642)Nơi sinh: Pisa, Italy Galileo cũng được nhân loại coi là “Cha đẻ của khoa học hiện đại”. Galileo Galilei, thường được gọi là Galileo, là một nhà thiên văn học, nhà vật lý học và là nhà toán học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhà vật lý làm thay đổi thế giới Những nhà vật lý làm thay đổi thế giới Họ, những nhà vật lý kiệt xuất, xứng đáng được gọi là “Cha đẻ của vậtlý”. Galileo Galilei (1564-1642) Nơi sinh: Pisa, Italy Galileo cũng được nhân loại coi là “Cha đẻ của khoa học hiện đại”. GalileoGalilei, thường được gọi là Galileo, là một nhà thiên văn học, nhà vật lý học và lànhà toán học. Ông được xếp vào hàng ngũ những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thờiđại cùng với các nhà khoa học như Archimedes, Newton, và Einstein… Ông làngười có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Những thành tựu to lớn của ông phải kể đến là việc tạo ra kính thiên văn vàcải tiến nó, giúp con người có thể quan sát các hiện tượng thiên văn như xác địnhcác tuần của Sao Kim, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc (được đặt tên làcác vệ tinh Galileo)… Những kết quả thu được giúp khẳng định lý thuyết của Copernicus rằng “Mặttrời là trung tâm của hệ mặt trời”. Trong vật lý, Galileo đã phát hiện ra các nguyêntắc chuyển động quả lắc. Một thông tin thú vị nữa về Galileo, do một học trò củaGalileo - Vincenzo Viviani, kể rằng Galileo đã thả những quả bóng bằng cùng vậtliệu, nhưng có trọng lượng khác nhau, từ Tháp nghiêng Pisa để chứng minh rằngthời gian rơi của chúng không phụ thuộc vào trọng lượng. Galileo cũng là người phát minh ra nhiệt kế và một thiết bị được gọi là cânbằng thủy tĩnh để xác định khối lượng riêng. Hans Geiger (1883-1945) Nơi sinh: Neustadt-an-der-Haardt, Đức. Hans Geiger là nhà vật lý người Đức, nổi tiếng với các thành tựu trong vật lýhạt nhân. Ông đã phát triển bộ đếm Geiger (con được gọi là bộ đếm Geiger-Muller),là một công cụ để phát hiện ra tia gamma, hạt alpha và beta, hoặc các dạng kháccủa bức xạ ion hóa. Những nhà thám hiểm sử dụng bộ đếm Geiger để tìm ra uranium, thori, vàcác nguyên tố phóng xạ khác. Những công cụ đó cũng được sử dụng trong khoa họcvà công nghiệp, chú yêu liên quan đến các đồng vị phóng xạ. Heinrich Hertz (1857-1894) Nơi sinh: Bonn, Đức. Nhà vật lý người Đức Heinrich Hertz là người có nhiều đóng góp quan trọngtrong việc nghiên cứu các hiện tượng điện tử. Ông là người đã phát hiện ra sóngphát thanh và hiệu ứng quang điện. Ông là người đầu tiên chứng minh được sự tồntại của sóng điện từ, phát minh ra một thiết bị có thể phát và thu sóng vô tuyếnVHF hoặc UHF. Vào năm 1930, tên của ông được đặt cho đơn vị của tần số (SIhert – Hz), một phép đo số lần của cùng một hiện tượng lặp lại trên một đơn vịthời gian. Ernst Mach (1838-1916) Nơi sinh: Brno, Áo. Đây là nhà vật lý học, nhà triết học người Áo, người đã tiến hành nhữngnghiên cứu vô cùng quan trọng về sự di chuyển động ở tốc độ siêu âm. Để vinhdanh ông, người ta đã gọi số Mach là tỷ lệ giữa tốc độ của một vật thể bay và tốc độâm thanh trong không khí xung quanh. (Một vật thể ở tốc độ Mach 1 tức là nó đangchuyển động với vận tốc của âm thanh, Mach 2 là vận tốc gấp đôi vận tốc âmthanh… Vận tốc này giảm khi nhiệt độ không khí giảm) Benoit Mandelbrot (1924 ) Nơi sinh: Copenhagen, Đan Mạch. Mandelbrot là nhà vật lý và nhà toán học người Đan Mạch, là người đượcmệnh danh là Cha đẻ của hình học fractan. Fractal là một thuậtngữ Mandelbrot đưa ra vào năm 1975, sau quá trình ông nghiên cứu những hiệntượng trong thiên nhiên không có đặc trưng về độ dài. Ông cho rằng rằng: “Các đám mây không phải là hình cầu, các ngọn núi khôngphải là hình nón”. Ông gọi những đối tượng hình học có hình dáng ghồ ghề, khôngtrơn nhẵn, và có tính đối xứng trong thiên nhiên là Fractal. Mandelbrot chorằng khi ta chia một vật thể fractal, với hình dáng ghồ ghề, gãy góc ra thành nhữngphần nhỏ thì nó vẫn có được đặc tính đối xứng trong một cấu trúc tưởng như hỗnđoạn. Hình dáng các đám mây, đường đi của các tia chớp là những ví dụ mà ta dễnhìn thấy được. Mandelbrot dành hầu hết sự nghiệp của mình ở Trung tâm Nghiên cứuThomas J. Watson của IBM, và là một thành viên của IBM Fellow. Ông sau đó làGiáo sư Sterling về Khoa học Toán học ở đại học Yale. Mandelbrot cũng làm việc tạiPhòng thí nghiệm Quốc gia Đông bắc Thái Bình Dương, và Université Lille Nord deFrance, Viện nghiên cứu cấp cao Princeton và Centre National de la RechercheScientifique. Blaise Pascal (1623-1662) Nơi sinh: Clermont-Ferrand, Pháp. Pascal là một nhà toán học, triết học và vật lý học. Ông nghiên cứu thủy độnglực học và đã đưa ra thuyết gọi là “Định luật Pascal”. Định luật Pascal được phátbiểu như sau: Áp suất chất lỏng do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng được truyềnnguyên vẹn tới mọi điểm trong lòng chất lỏng. Ông còn nổi tiếng với một niềm tin rằng khoa học và tôn giáo có xung khắc;thực tế, ông tin rằng việc chứng minh các chân lý khoa học cần có sự giúp đỡ củaChúa trời, chứ không thể chỉ dựa vào nỗ lực của con người. Tr ...