
Những Phong Tục Kỳ Lạ Của Người Brâu
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.87 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nằm nơi ngã ba Đông Dương, giữa chốn núi rừng cao nguyên đại ngàn. Vùng đất này đang từng ngày chuyển động, làng Đăk Mế của người Brâu như được khoác lên mình tấm áo mới trong thời kinh tế hội nhập... nhưng hiện nay ở đây vẫn còn tồn tại những phong tục kỳ lạ! Tục cà răng của người Brâu (hay gọi là Uốt Pưng)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Phong Tục Kỳ Lạ Của Người Brâu Những Phong Tục Kỳ Lạ Của Người BrâuKhu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nằm nơi ngã baĐông Dương, giữa chốn núi rừng cao nguyên đại ngàn. Vùng đất này đang từng ngàychuyển động, làng Đăk Mế của người Brâu như được khoác lên mình tấm áo mớitrong thời kinh tế hội nhập... nhưng hiện nay ở đây vẫn còn tồn tại những phong tụckỳ lạ!Tục cà răng của người Brâu (hay gọi là Uốt Pưng)Phong tục cà răng.Tục cà răng có từ xa xưa, theo lời già làng Thao Nur thì: “Mình đã gần 80 mùa rẫy rồi, từnhỏ đã thấy người lớn trong làng ngày đêm thi nhau... cà răng, mình cũng bắt chước làmtheo”. Theo già, cà răng quả cũng lắm công phu, tốn khá nhiều thời gian và cũng lắmphiền toái. Đêm đêm giữa mênh mang đại ngàn, sau một ngày lao động trên nương rẫy,người Brâu, nhất là phụ nữ trở về nhà lại dùng lưỡi dao, chặt ra có gờ như lưỡi cưa và cứthế từ ngày này sang ngày khác nhằm hai hàm răng mà cà.Theo cụ bà Nàng Nang (hơn 90 tuổi), thì ngoài cà theo cách truyền thống, người Brâucòn sử dụng một số nhựa cây trong rừng sâu, đem đốt nóng trên lửa sao cho đến khi cómàu đen và đặc sánh, dùng nó để bôi lên những chiếc răng ngắn ngủn ấy, răng càng đenbóng càng thành công. Cụ bà Nàng Nang cho biết khi còn trẻ tuổi, răng của cụ cũng đượccà... đẹp lắm, nay thì răng của cụ đã “đi” gần hết. Cụ cười để lộ sót lại vài chiếc còn hiệnhữu bởi được cà, trải qua một thời son trẻ...Đến việc căng tai (Tavattơpit)Phong tục căng tai.Ban đầu việc căng tai chỉ dành cho những người giàu có trong làng, đó là những nhà cónhiều cồng chiêng, ché rượu cần quý, nhiều trâu bò... họ căng tai càng rộng bao nhiêu thìcàng tỏ ra tự hào, hãnh diện bấy nhiêu. Những người này thường dùng lỗ tai này để đeongà voi, các vật quý. Rồi về sau, việc căng tai được lan rộng ra cả làng, không chỉ ngườigiàu, mà nghèo như cụ Nàng Nang cũng đâm lỗ, rồi bỏ cây le, lồ ô vào để căng tai. Ngàyngày cứ vuốt ve tai sao cho lỗ càng to, càng tốt. Đến tận ngày hôm nay tai của cụ NàngNang có thể bỏ lọt cả bàn tay trẻ con vào mà không hề vướng víu gì. Cả Đăk Mế nhiều cụbà đã “cao niên” nhưng hình ảnh căng tai của một thời còn đầy “dấu ấn” như cụ: NàngGôu, Nàng Bu, Ngàng Mưn, Nàng An...Người Brâu với tục xăm mặt (ChinhKrăcKăng)Phong tục xăm mặt.Ngoài phong tục cà răng, căng tai người Brâu còn thực hiện... xăm mặt. Trên trán cụNàng Nang, Nàng Gôu là nét chấm xanh, chấm đen. Giữa trán cụ Nàng Nang còn vẽ lêngiống như hai lá cờ bắt chéo nhau hình chữ thập. Dưới cằm cụ Gôu được “chấm phá” bởinhiều đường nét vẽ khá ấn tượng, trông gần như bộ râu quai nón của người đàn ông vậy.Người phụ nữ Brâu còn tự “làm đẹp” cho mình bằng việc đeo vòng, nhìn từ đầu đến châncủa các cụ cơ man nào là... vòng: vòng lớn, vòng nhỏ, vòng đỏ, vòng vàng... đủ các màusắc. Họ có quan niệm càng đeo nhiều vòng thì... càng đẹp, càng “quý phái”, càng đượcnhiều người đàn ông ngưỡng mộ! Những cụ bà còn nghĩ ra đeo vòng khá độc đáo đó làđeo ở cổ chân, có người gắn vào chân mình đôi lục lạc. Mỗi bước chân di chuyển, lục lạckêu leng keng rộn rã. Già làng Thao Nur nói với tôi: Làm vậy đi vào trong rừng không sợbị lạc đường, nếu lỡ đi lạc thì cứ theo tiếng leng keng ấy mà tìm, ra liền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Phong Tục Kỳ Lạ Của Người Brâu Những Phong Tục Kỳ Lạ Của Người BrâuKhu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nằm nơi ngã baĐông Dương, giữa chốn núi rừng cao nguyên đại ngàn. Vùng đất này đang từng ngàychuyển động, làng Đăk Mế của người Brâu như được khoác lên mình tấm áo mớitrong thời kinh tế hội nhập... nhưng hiện nay ở đây vẫn còn tồn tại những phong tụckỳ lạ!Tục cà răng của người Brâu (hay gọi là Uốt Pưng)Phong tục cà răng.Tục cà răng có từ xa xưa, theo lời già làng Thao Nur thì: “Mình đã gần 80 mùa rẫy rồi, từnhỏ đã thấy người lớn trong làng ngày đêm thi nhau... cà răng, mình cũng bắt chước làmtheo”. Theo già, cà răng quả cũng lắm công phu, tốn khá nhiều thời gian và cũng lắmphiền toái. Đêm đêm giữa mênh mang đại ngàn, sau một ngày lao động trên nương rẫy,người Brâu, nhất là phụ nữ trở về nhà lại dùng lưỡi dao, chặt ra có gờ như lưỡi cưa và cứthế từ ngày này sang ngày khác nhằm hai hàm răng mà cà.Theo cụ bà Nàng Nang (hơn 90 tuổi), thì ngoài cà theo cách truyền thống, người Brâucòn sử dụng một số nhựa cây trong rừng sâu, đem đốt nóng trên lửa sao cho đến khi cómàu đen và đặc sánh, dùng nó để bôi lên những chiếc răng ngắn ngủn ấy, răng càng đenbóng càng thành công. Cụ bà Nàng Nang cho biết khi còn trẻ tuổi, răng của cụ cũng đượccà... đẹp lắm, nay thì răng của cụ đã “đi” gần hết. Cụ cười để lộ sót lại vài chiếc còn hiệnhữu bởi được cà, trải qua một thời son trẻ...Đến việc căng tai (Tavattơpit)Phong tục căng tai.Ban đầu việc căng tai chỉ dành cho những người giàu có trong làng, đó là những nhà cónhiều cồng chiêng, ché rượu cần quý, nhiều trâu bò... họ căng tai càng rộng bao nhiêu thìcàng tỏ ra tự hào, hãnh diện bấy nhiêu. Những người này thường dùng lỗ tai này để đeongà voi, các vật quý. Rồi về sau, việc căng tai được lan rộng ra cả làng, không chỉ ngườigiàu, mà nghèo như cụ Nàng Nang cũng đâm lỗ, rồi bỏ cây le, lồ ô vào để căng tai. Ngàyngày cứ vuốt ve tai sao cho lỗ càng to, càng tốt. Đến tận ngày hôm nay tai của cụ NàngNang có thể bỏ lọt cả bàn tay trẻ con vào mà không hề vướng víu gì. Cả Đăk Mế nhiều cụbà đã “cao niên” nhưng hình ảnh căng tai của một thời còn đầy “dấu ấn” như cụ: NàngGôu, Nàng Bu, Ngàng Mưn, Nàng An...Người Brâu với tục xăm mặt (ChinhKrăcKăng)Phong tục xăm mặt.Ngoài phong tục cà răng, căng tai người Brâu còn thực hiện... xăm mặt. Trên trán cụNàng Nang, Nàng Gôu là nét chấm xanh, chấm đen. Giữa trán cụ Nàng Nang còn vẽ lêngiống như hai lá cờ bắt chéo nhau hình chữ thập. Dưới cằm cụ Gôu được “chấm phá” bởinhiều đường nét vẽ khá ấn tượng, trông gần như bộ râu quai nón của người đàn ông vậy.Người phụ nữ Brâu còn tự “làm đẹp” cho mình bằng việc đeo vòng, nhìn từ đầu đến châncủa các cụ cơ man nào là... vòng: vòng lớn, vòng nhỏ, vòng đỏ, vòng vàng... đủ các màusắc. Họ có quan niệm càng đeo nhiều vòng thì... càng đẹp, càng “quý phái”, càng đượcnhiều người đàn ông ngưỡng mộ! Những cụ bà còn nghĩ ra đeo vòng khá độc đáo đó làđeo ở cổ chân, có người gắn vào chân mình đôi lục lạc. Mỗi bước chân di chuyển, lục lạckêu leng keng rộn rã. Già làng Thao Nur nói với tôi: Làm vậy đi vào trong rừng không sợbị lạc đường, nếu lỡ đi lạc thì cứ theo tiếng leng keng ấy mà tìm, ra liền...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phong tục kỳ lạ phong tục người Brau tham quan du lịch kinh nghiệm du lịch địa điểm du lịch cẩm nang du lịchTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (In lần thứ 5): Phần 2 - Đinh Trung Kiên
121 trang 113 0 0 -
Cẩm nang du lịch 16 điều giúp bạn an toàn khi đi du lịch
4 trang 72 6 0 -
5 trang 57 0 0
-
Khám phá Yogyakarta (Indonesia)
3 trang 42 0 0 -
3 trang 41 0 0
-
Chiêm ngưỡng những hầm rượu đẹp nhất thế giới
5 trang 39 0 0 -
8 trang 36 0 0
-
Hà Nội mùa chim chào mào làm tổ
9 trang 35 0 0 -
10 trang 35 0 0
-
Du ngoạn cùng 'Niềm tự hào châu Phi'
9 trang 34 0 0 -
5 trang 33 0 0
-
Nhật Bản những ốc đảo bình yên
6 trang 33 0 0 -
Đến Lộc An ngủ đêm, nghe gió biển
5 trang 32 0 0 -
8 trang 31 0 0
-
Panama – Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
3 trang 31 0 0 -
3 trang 31 0 0
-
3 trang 30 0 0
-
Những địa danh đẹp kỳ lạ trên hành tinh chúng ta
4 trang 30 0 0 -
21 trang 30 0 0
-
Kỹ năng làm việc với khách đoàn
6 trang 29 0 0