Danh mục tài liệu

Những thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Những thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 trình bày: Nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học khác, các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học dân gian (Kinh Thi Việt Nam - Nguyễn Bách Khoa) và văn học trung đại Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 NHỮNG THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1945 DƯƠNG THU THỦY Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Tóm tắt: Cùng với các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học khác, các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học dân gian (Kinh Thi Việt Nam - Nguyễn Bách Khoa) và văn học trung đại Việt Nam (Trông giòng sông Vị - Trần Thanh Mại; Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương truyện Kiều, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Bách Khoa; Khảo luận về Kim Vân Kiều - Đào Duy Anh) từ 1930 đến 1945 đã cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. Quan trọng hơn, là qua đó, chúng ta nhận ra sự chuyển biến mạnh mẽ của toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam từ 1930 đến 1945 nói riêng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vận động theo quỹ đạo hiện đại hóa của nền văn học dân tộc và phân ra làm hai giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 và từ sau năm 1930 đến 1945, nhưng vẫn là một hành trình tiếp nối liên tục. Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn đầu không chỉ thể hiện sự nỗ lực của những nhà nghiên cứu mở đường trong việc tiên phong áp dụng các phương pháp mới của phương Tây vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam mà còn góp phần quan trọng trong việc giới thiệu những tinh hoa văn hóa, văn học của dân tộc đến với độc giả đương thời. Từ sau năm 1930, quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam mới được đẩy lên một bước mới - một bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Cùng với hoạt động sáng tác, nghiên cứu văn học trở thành một hoạt động chuyên môn và đã thực sự khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng sự xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại; nghiên cứu lý luận văn học, nghiên cứu văn học sử; nghiên cứu văn học trong nước lẫn nghiên cứu văn học nước ngoài. Trong đó, nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. 1. TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao là một trong những thể loại có số lượng nhiều và nội dung vô cùng phong phú. Tuy nhiên, tìm hiểu về loại hình này, đến thời điểm bây giờ, có thể khẳng định chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ, ngoại trừ công trình Tục ngữ phong dao (1928) của Nguyễn Văn Ngọc. Trong công trình vừa nêu, theo như tác giả viết trong lời tựa, do sợ “cái kho vàng chung của nhân loại” mỗi ngày một lưu lạc đi nên “Chúng tôi (Nguyễn Văn Ngọc - DTT) chỉ vụ thu thập cho được nhiều câu” chứ “không Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 72-80 NHỮNG THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN... 73 dám kén chọn, lựa lọc, san thi gì”. Vì vậy, Kinh Thi Việt Nam (1940) của Nguyễn Bách Khoa ra đời có thể được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu văn học dân gian có phương pháp nhất từ trước tới nay. Nội dung công trình, ngoài Thay lời tựa, trước khi Vào đề và Kết luận, cuốn sách có ba phần: 1- Phần Kinh Thi Trung Hoa giới thiệu hai mục: Vì lẽ gì Khổng Tử san Kinh Thi?, Kinh Thi một tài liệu xã hội học. 2- Phần Kinh Thi Việt Nam giới thiệu các mục: dân chúng Việt Nam và Nho giáo, xã hội Việt Nam xây dựng trên nền kinh tế nông nghiệp, gia tộc phụ hệ, chống nam quyền, đời sống tình cảm, đời sống bản năng, thực trạng xã hội quyết định ý thức con người. 3- Phần cuối giới thiệu lai lịch phong dao: Một giả thiết về lai lịch các phong dao, những thể cách phô diễn của người Việt Nam. Trong Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa xuất phát từ quan niệm của Paul Lafargue trong công trình Bàn về ca dao, dân ca về hôn lễ và lễ tục (1886): ca dao, dân ca phản chiếu đúng đắn tâm lý người sáng tác ra nó để tìm hiểu ca dao Việt Nam. Phần “Trước khi Vào đề”, tác giả Kinh thi Việt Nam khẳng định cách nghiên cứu của mình sẽ trải qua hai bước: thứ nhất, tìm hiểu những cội rễ tâm lý và xã hội của nền thơ bình dân Việt Nam; thứ hai, từ đó, tìm hiểu, san định và chú thích Kinh thi Việt Nam. Khi nghiên cứu sự phản chiếu tâm lý của người bình dân Việt Nam trong ca dao, Nguyễn Bách Khoa đã thấy được tinh thần chống Nho giáo trong Kinh thi Việt Nam là điểm khác biệt với việc thể hiện tinh thần Nho giáo trong Kinh thi Trung Hoa do Khổng Tử san định. Nhà nghiên cứu cũng thấy được: nội dung của ca dao thường phản ánh đời sống nông nghiệp, tinh thần gia tộc phụ hệ, địa vị thấp kém của người phụ nữ, tinh thần chống nam quyền, đời sống tình cảm của người bình dân, nhu cầu bản năng và kết luận thực trạng xã hội quyết định ý thức con người. Căn cứ vào n ...