Nhượng quyền thương mại (franchising) là một hình thức kinh doanh đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, đất nước có nền kinh tế phát triển cao thì nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu. Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là Robert Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh là giấy phép sản xuất tàu thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái được khá nhiều thành công đặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhượng quyền Thương mại - Một số lưu ý cho các nhà nhận quyền
Nhượng quyền Thương
mại - Một số lưu ý cho
các nhà nhận quyền
Nhượng quyền thương mại (franchising) là một hình thức kinh doanh đã
được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, đất nước có nền kinh tế phát triển cao
thì nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu.
Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là Robert
Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh là giấy phép sản xuất tàu
thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái được khá nhiều thành
công đặc biệt là vào những năm 50, sau khi Đại chiến thế giới lần thứ 2 kết
thúc. Hoạt động nhượng quyền thương mại bùng nổ trên thế giới vào những
năm 60, phát triển ổn định vào những năm 70 và chín muồi vào thập kỷ 80
và 90.
Ngày nay, nhượng quyền thương mại trở thành một trong những ngành dịch
vụ có doanh số rất lớn, tập trung nhiều trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống,
đồ ăn nhanh, giáo dục đào tạo, thời trang, bất động sản, ... với nhiều nhãn
hiệu nổi tiếng như KFC, Mc Donald’s, Qualitea, Starbuck Cafe, Lotteria,
Jollibee, Aptech, ... Đơn giản vì đây là những lĩnh vực có tiềm năng thu
được lợi nhuận cao.
Theo thông lệ quốc tế, nhượng quyền thương mại được coi là một hoạt động
thương mại, trong đó, bên nhượng quyền (franchisor) sẽ chuyển mô hình
kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (franchisee). Bên nhận quyền
sau khi ký hợp đồng nhượng quyền (uniform franchise offering circular-
UFOC) được phép khai thác kinh doanh trên một không gian địa lý nhất
định và phải trả một khoản phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu
định kỳ cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngày nay, bên cạnh việc tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập, nhiều cá
nhân và doanh nghiệp lựa chọn con đường đơn giản hơn để khởi sự kinh
doanh, đó là gia nhập vào một hệ thống nhượng quyền thương mại
(franchising network). Đối với nhiều người lần đầu tiên tham gia vào hình
thức kinh doanh còn khá mới mẻ này, đây được coi là hình thức đầu tư mở
rộng hoạt động kinh doanh an toàn. Tuy nhiên, kinh doanh thông qua hình
thức nhượng quyền thương mại không phải là sự đảm bảo của thành công.
Có khá nhiều rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần được nghiên cứu trước khi ra
quyết định đầu tư vốn tham gia vào một hệ thống nhượng quyền.
Trước hết, người nhận quyền phải chịu ràng buộc bởi những điều khoản của
UFOC. Hợp đồng này thường quy định, người nhận quyền chỉ được phép
kinh doanh trong một không gian địa lý nhất định và phải áp dụng cách thức
kinh doanh của người nhượng quyền chuyển giao.
Chi tiết hơn, người nhận quyền sẽ được thừa hưởng những quyền chủ
yếu sau:
1. Quyền phân phối: Người nhận quyền ký hợp đồng nhượng quyền là để
mua quyền phân phối sản phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Người nhận quyền không được phép tái chuyển nhượng quyền này cho một
bên khác nếu không được sự đồng ý của nhà nhượng quyền cũng như không
được tách ra khỏi hệ thống để thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình
trên nền tảng.
2. Sản phẩm và khách hàng: Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền,
thông thường nhà nhượng quyền sẽ trở thành nhà cung cấp sản phẩm đầu
vào cho hoạt động kinh doanh và người nhận quyền mặc nhiên có được
những khách hàng truyền thống của hệ thống. Ví dụ, Công ty Cà phê Trung
Nguyên sẽ cung cấp cà phê các chủng loại cho toàn bộ hệ thống với giá ưu
đãi, các khách hàng trung thành với hương vị cà phê Trung Nguyên có thể
thưởng thức ở hơn 1000 cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên ở trong
và ngoài nước.
3. Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị: Uy tín của một mắt xích trong
hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là
đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong
những vấn đề được các nhà nhượng quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo,
chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng
vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận
và giữ được uy tín của thương hiệu sản phẩm.
4. Được cấp phép: Người nhận quyền được phép phân phối hàng hóa, dịch
vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng
mang tính thương mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt
động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, các bí quyết công nghệ tiếp
thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất.
Đây là những quy định có tính hai mặt. Xét về bản chất, những điều khoản
của UFOC sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh
doanh của người nhận quyền. Mặc dù người nhận quyền có thể thừa hưởng
được uy tín của thương hiệu, mặc nhiên có được lượng khách hàng truyền
thống của người nhượng quyền và không cần đầu tư nhiều trí tuệ để xây
dựng mô hình kinh doanh cá nhân như kinh doanh độc lập nhưng những
điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền làm giảm tính linh hoạt trong hoạt
động kinh doanh. Người nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để
phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. Từ các bí
quyết công nghệ, nhãn hiệu, lô gô, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang
phục của nhân viên, cách bài trí cửa hàng, ... đều phải thực hiện đúng theo
quy định nhà nhượng quyền. Bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là
bản sắc kinh doanh của cả hệ thống. Tóm lại, nếu kinh doanh bằng hình thức
nhượng quyền thương mại, về bản chất các doanh nghiệp và cá nhân sẽ kinh
doanh vì mình nhưng không phải tự mình.
Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh
của người nhận quyền, thu phí nhận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng
(loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này
được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và
sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng quyền. Người nhận quyền
vì thế không được coi là một doanh nhân thực sự vì họ không có được sự tự
lập ...
Nhượng quyền Thương mại - Một số lưu ý cho các nhà nhận quyền
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 308.65 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nhượng quyền thương mại bí kíp nhượng quyền kiến thức thương mại Brand Activation - Kích hoạt thương hiệu mang thương hiệu đến với cuộc sốngTài liệu có liên quan:
-
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 136 0 0 -
SLIDE - TIN HỌC CƠ SỞ - CÁC CÂU LỆNH LẶP
0 trang 63 1 0 -
BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THS. NGUYỄN VĂN THOAN
15 trang 60 1 0 -
Nhượng quyền kinh doanh chống chọi với khủng hoảng
3 trang 52 0 0 -
4 trang 50 0 0
-
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
13 trang 47 0 0 -
3 trang 47 0 0
-
Những lưu ý khi được nhượng quyền kinh doanh
3 trang 46 0 0 -
4 trang 46 0 0
-
Nhượng quyền thương mại doanh nghiệp của bạn
3 trang 46 0 0