Danh mục tài liệu

Nuôi Cá Trê Lai Trong Hồ Lót Bạt

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.33 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ lâu, người dân thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ - Bình Định) đã coi cá trê lai là con nuôi chủ lực. Nhờ nghề này, nhiều hộ đã thoát nghèo, làm giàu. Gia đình anh Nguyễn Văn Bé là một ví dụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi Cá Trê Lai Trong Hồ Lót BạtNuôi Cá Trê Lai Trong Hồ Lót BạtTừ lâu, người dân thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ - Bình Định)đã coi cá trê lai là con nuôi chủ lực. Nhờ nghề này, nhiều hộ đã thoát nghèo,làm giàu. Gia đình anh Nguyễn Văn Bé là một ví dụ.Nhận thấy nuôi bằng ao đất môi trường nước thường bị ô nhiễm, việc thaynước khó khăn, dễ sinh dịch bệnh... nên anh Bé xây hồ, lót bạt nuôi cá trê lai.Để có cá bán vào dịp giáp Tết, anh Bé thường thả nuôi vào tháng 7 - 8 âm lịchvới lượng cá trê nhiều hơn lứa thường từ 10 - 20%. Hiện tại, hồ nuôi nhà anhcó hàng ngàn con cá trê lai. “Bây giờ tui không cần thúc, kiềm chế để cá lớntừ từ, đến tháng Chạp bình quân 0,5 - 0,6kg/con, vừa dễ bán, vừa đúng thờiđiểm, giá lại cao”.Để có đàn cá trê lai da trơn láng, màu vàng óng mượt, anh Bé bật mí, cá giốngmua ở TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày thay nước một lần; lúc cá nhỏ, bắt tôm,tép, cá vụn băm nhỏ, luộc cho cá trê ăn. Khi cá bắt đầu lớn, tận dụng bao tửvà ruột heo làm thức ăn cho cá. Với cách làm này, cá lớn nhanh, sức đề khángcao, ít xảy ra dịch bệnh... Bên cạnh đó, anh giảm được chi phí đầu tư.Với mô hình nuôi cá trê lai, mỗi năm anh Bé thu lãi hàng chục triệu đồng.“Tui không mở rộng, chỉ nuôi 1 hồ thôi, nuôi ít, lứa nào chắc ăn lứa đó”, anhBé tự tin nói