Danh mục tài liệu

Phân hữu cơ - phân chuồng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân hữu cơ - phân chuồng Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân hữu cơ - phân chuồngPhân hữu cơ - phân chuồngPhân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạođất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữucơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kgthóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9– 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 Nkg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụsau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.[http://agriviet.com]Phân chuồng: Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôinhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phânchuồng (kể cả độn) như sau: Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiềuvào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủphân. Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng nhưở bảng sau: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng Đơn vị % Loại H2O N P2O5 K2O CaO MgO phânLợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35 Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyêntố vi lượng như sau: Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g Độn chuồng : Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điềukiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chấtđộn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm vàtăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độnchuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận. Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, câyphân xanh, lá cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng. Ủ phân : Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồngra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại,nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạkhuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sửdụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ đểtiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩyquá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá đểkhi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinhdưỡng cho cây. Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợicho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạnđầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nêncó khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây. Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống,nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng củaquá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó cómùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sảnphẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kíchthích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao,nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữucơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải làtốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm. Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vàothời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phânảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vậtphân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnhhưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ. Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật đượctiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, caoráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa vàđể tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồngphân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữđộ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạtđộng mạnh. Các phương pháp ủ phân : Có 3 phương pháp ủ phân: * Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếpthành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không đượcnén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 –70%. Có thể trộn thêm 1% với bột (tính theo khối lượng) trong trườnghợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm.Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: