Danh mục tài liệu

Phân lập, tuyển chọn và khảo sát các đặc tính có lợi của lactobacillus spp. từ ao nuôi tôm ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 620.02 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm thu nhận một số chủng Lactobacillus có những đặc tính probiotic từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học cho tôm. Đề tài tiến hành phân lập nhanh các chủng có khả năng sinh acid bằng cách tăng sinh mẫu trên môi trường tiền chọn lọc MRS Broth + 50mg/l Nystatin, rồi chọn lọc trên môi trường MRS agar có bổ sung 0,5% CaCO3 và định tính acid lactic bằng thuốc thử Uffelman; tuyển chọn các chủng có hoạt tính kháng khuẩn cao; định danh bằng sinh hóa và sinh học phân tử. Tiếp theo, khảo sát các đặc tính có lợi của các chủng Lactobacillus đã được định danh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập, tuyển chọn và khảo sát các đặc tính có lợi của lactobacillus spp. từ ao nuôi tôm ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng NaiTạp chí Khoa học Lạc HồngSố đặc biệt (11/2017), tr.127-131Journal of Science of Lac Hong UniversitySpecial issue (11/2017), pp. 127-131PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH CÓ LỢICỦA LACTOBACILLUS SPP. TỪ AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN NHƠNTRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAIIsolating, identifying and determing the probiotic properties of lactobacillusspp. from shrimp pondsi Nhon Trach district, Dong Nai provineĐoàn Thị Tuyết Lê1, Đỗ Minh Anh21,21tuyetledt@gmail.com, 2minhanhdo37@gmail.comKhoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt NamĐến tòa soạn: 04/06/2017; Chấp nhận đăng: 14/06/2017Tóm tắt. Các chủng lợi khuẩn Lactobacillus được sử dụng để tạo chế phẩm sinh học trong nuôi tôm nhờ những đặc tính có lợi nhưhỗ trợ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở tôm. Nghiên cứu này nhằm thu nhận một số chủng Lactobacillus có những đặctính probiotic từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở sản xuất chếphẩm sinh học cho tôm. Đề tài tiến hành phân lập nhanh các chủng có khả năng sinh acid bằng cách tăng sinh mẫu trên môi trườngtiền chọn lọc MRS Broth + 50mg/l Nystatin, rồi chọn lọc trên môi trường MRS agar có bổ sung 0,5% CaCO3 và định tính acidlactic bằng thuốc thử Uffelman; tuyển chọn các chủng có hoạt tính kháng khuẩn cao; định danh bằng sinh hóa và sinh học phântử. Tiếp theo, khảo sát các đặc tính có lợi của các chủng Lactobacillus đã được định danh. Kết quả đã thu được hai chủngLactobacillus rhamnosus L4 và Lactobacillus salivarius L7 có khả năng sống tốt trong môi trường pH dao động từ 4 đến 8, độ mặntừ 0‰ đến 50‰, kháng được chủng gây bệnh Vibrio parahaemolyticus cao (∆D = 10 mm), đáp ứng được yêu cầu sản xuất chế phẩmprobiotic.Từ khoá: Lactobacillus rhamnosus; Lactobacillus salivarius; Litopenaeus vannamei; Probiotic; Vibrio parahaemolyticus.Abstract. The good Lactobacillus bacteria are used to create probiotics in shrimp farming thanks to profitable features such assupporting digestion and inhibiting the pathogenic bacteria in shrimp. This study aims to acquire certain strains of Lactobacillushaving probiotic properties from gut of White shrimp (Litopenaeus vannamei) in Nhon Trach district, Dong Nai province as a basisfor producing probiotic for the shrimp. The research was carried by isolating some strains on pre-selective medium MRS Broth +50mg/l Nystatin and seletive medium MRS agar + 0,5% CaCO3; determining lactic acid by the Uffelman reagent; selecting strainswith high antibacterial activity; identifying by biochemical and molecular biology methods. Next, examining the beneficialproperties of Lactobacillus spp. have been identified. Two bacterial strains, Lactobacillus rhamnosus L4 and Lactobacillus salivariusL7, have been successfully isolated and identified. A wide range of tolerance to pH (4-8), salinity (0-50‰) was also recorded forboth bacterial strains. Interestingly, these strains performed an excellent activity against Vibrio parahaemolyticus ((∆D = 10 mm).This result shows a very promising alternative to achieve a potential probiotic from the white shrimp (Litopenaeus vannamei).Keywords: Lactobacillus salivarius; Lactobacillus rhamnosus; Probiotic; Vibrio parahaemolyticus1. GIỚI THIỆUTrong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản nóichung và nuôi tôm nói riêng phát triển mạnh mẽ do nhu cầucác sản phẩm thủy hải sản gia tăng. Việc lạm dụng thuốckháng sinh và chất khử trùng trong nuôi trồng thủy sản đểngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh đã gây nhiều hậu quả nghiêmtrọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (Dorsey &Robertson, 2013). Hiện nay, probiotics được sử dụng để thaythế chất kháng sinh trong thủy sản, giúp tăng tỉ lệ sống vàphát triển của động vật thủy sản (Reyes-Becerril et al., 2014;Swain et al., 2009). Trong số các vi sinh vật probiotics,Lactobacillus spp. đóng vai trò quan trọng trong đường tiêuhóa của vật chủ do cải thiện khả năng miễn dịch, cân bằnghệ vi sinh đường ruột và tiết ra chất kháng khuẩn như acidlactic, acid acetic, bacteriocin… ức chế sự phát triển của cácvi khuẩn gây bệnh (Ige, 2013; Maeda et al., 2014). Nhữngnghiên cứu gần đây cho thấy khi bổ sung Lactobacillus spp.như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus helveticus,Lactobacillus plantarum… vào thức ăn tôm sú (Penaeusmonodon) đã hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩngây bệnh Vibrio giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh (Võ ThịThứ, 2006; Khuất Hữu Thanh, 2010; Chiu et al., 2007).Ngoài ra, nguồn gốc của vi sinh vật có ích trong chế phẩmprobiotic cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của chế phẩm(Vaseeharan & Ramasamy, 2003). Các chủng probiotic chotôm đã được phân lập từ nước ao nuôi tôm (Vaseeharan &Ramasamy, 2003; Soundarapandian & Sankar, 2008) hoặctừ ruột tôm (Alavandi et al., 2004). Hơn nữa, hiện nay vẫnchưa có công trình nào công bố về phân lập Lactobacillusspp. trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở huyệnNhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, địa phương được Ủy ban Nhândân tỉnh chọn để thực hiện đề án nuôi tôm siêu thâm canh(http://baodongnai.com.vn). Vì thế, nghiên cứu này đượcthực hiện với mục tiêu phân lập, tuyển chọn và khảo sát cácđặc tính có lợi của Lactobacillus spp. từ ao nuôi tôm thẻ chântrắng ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, góp phần nâng cao hiệuquả nuôi tôm thẻ chân trắng.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1 Vật liệuMẫu: 60 mẫu nội tạng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeusvannamei) khỏe mạnh từ 10 ao nuôi tôm huyện Nhơn Trạch,tỉnh Đồng Nai. Chủng vi sinh vật kiểm định Vibrioparahaemolyticus phân lập từ ao tôm bệnh chết (được cungcấp bởi Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ ChíMinh).Môi trường và hóa chất: MRSA (Man, Rogosa, SharpeAgar) xuất xứ: Biokar - Pháp; MRSB (Man, Rogosa, SharpeTạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt127Đoàn Thị Tuyết Lê, Đỗ Minh AnhBroth) xuất xứ: Biokar - ...

Tài liệu có liên quan: