Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đến nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 413.64 KB
Lượt xem: 61
Lượt tải: 1
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hành khách công cộng,thông qua phân tích định lượng, xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu có liên quan đến vận tải hành khách công cộng, bằng xe buýt tại TP. Hải Phòng. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị một số biện pháp để thúc đẩy nhu cầu vận tải hành khách công cộng, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đến nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành1, Nguyễn Hữu Hà2 1 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, số 14 Minh Khai, Hải Phòng 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: mrthanh.pmuhp@gmail.com; Tel: 0904 812 712 Tóm tắt. Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt tại TP Hải Phòng đã có thời gian phát triển khoảng 16 năm (2004 - 2020). Cho đến nay loại hình xe buýt hoạt động ngày càng yếu kém và mới chỉ đáp ứng chưa đến 2% nhu cầu đi lại của người dân. Có nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt, có những yếu tố có tác động tích cực nhưng cũng có những yếu tố tác động tiêu cực và khiến cho nhu cầu VTHKCC giảm đi, làm cho hệ thống chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VTHKCC thông qua phân tích định lượng, xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu có liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Hải Phòng. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị một số biện pháp để thúc đẩy nhu cầu VTHKCC phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố. Từ khóa: Hải Phòng, vận tải hành khách công cộng, kinh tế xã hội, phân tích hồi quy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt là bộ phận cấu thành của hệ thống GTVT đô thị, tập hợp tất cả các dịch vụ liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ cho sự hoạt động của phương tiện vận tải (PTVT) và các dịch vụ hỗ trợ để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Để hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hoạt động hiệu quả thì tổ chức hệ thống phải hoàn chỉnh với sự kết hợp hữu cơ của 5 yếu tố: Mạng lưới tuyến VTHKCC; CSHT kỹ thuật trên tuyến; Đoàn phương tiện vận tải; Hệ thống phục vụ và dịch vụ hỗ trợ; Hệ thống quản lý điều hành vận tải. Và do đó, phát triển VTHKCC bằng xe buýt chính là sự biến đổi, gia tăng theo chiều hướng tích cực về quy mô, chất lượng của hệ thống VTHKCC (mạng lưới tuyến, cơ sở hạ tầng, phương tiện và công nghệ) và trình độ, năng lực quản lý điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao. Các yếu tố chủ quan tác động trực tiếp đến nhu cầu VTHKCC: - Cung ứng dich vụ: VTHKCC bằng xe buýt cũng giống như các loại hình vận tải khác luôn không ngừng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng phục vụ. Yếu tố này tập -820- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ. Chính người cung cấp dịch vụ phải tạo ra nhu cầu cho người sử dụng, biến nhu cầu khách quan thành lợi thế cạnh tranh của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải khác. - Tổ chức quản lý và khai thác VTHKCC bằng xe buýt: Với bản chất là dịch vụ công ích, hoạt động xe buýt đòi hỏi sự phối hợp liên tục từ phía nhà nước và DNVT. Nếu hệ thống không được tổ chức hợp lý, thiếu sự giám sát và thiếu sự liên kết giữa các bên thì sẽ gây khó khăn trong quản lý hoạt động VTHKCC và gây tình trạng lộn xộn, không kiểm soát được chất lượng cung ứng dịch vụ. - Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tác động lớn đến phát triển VTHKCC bằng xe buýt nói chung và nhu cầu VTHKCC nói riêng. Nếu nhân lực có trình độ, năng lực phục vụ tốt thì càng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và thu hút hành khách đi xe. Nếu đội ngũ lao động và quản lý chưa qua đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ thì không thể phục vụ tốt cho hệ thống VTHKCC. Các yếu tố khách quan tác động đến nhu cầu VTHKCC: - Điều kiện tự nhiên: Đây là một trong các yếu tố hình thành nên thói quen đi lại của người dân, ảnh hưởng đến cơ cấu luồng, tuyến vận tải. Nếu khai thác tốt các điều kiện tự nhiên có thể là thuận lợi cho phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên nếu không tận dụng các điều kiện trên hoặc không phát triển hợp lý sẽ gây ra khó khăn, thách thức không nhỏ. - Trình độ phát triển kinh tế xã hội đô thị: Quá trình đô thị hóa càng nhanh kéo theo sự gia tăng của quy mô dân số và nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Khi nhu cầu cầu đi lại tăng lên có thể là tiền đề nhưng cũng là thách thức đề phát triển VTHKCC với những nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng vận tải. Những yếu tố này cũng sẽ tác động gián tiếp đến quá trình khai thác dịch vụ. Nếu không thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng thì dịch vụ đó sẽ khó tồn tại. - Đầu tư phát triển hệ thống GTVT: Quy mô và kết cấu mạng lưới giao thông tạo khả năng tiếp cận cho hành khách, đảm bảo hoạt động của hệ thống vận tải đô thị. Nếu hệ thống GTVT được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các phương thức vận tải, đặc biệt là VTHKCC. Do đó, đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của hệ thống VTHKCC đô thị. - Sự phát triển của khoa học công nghệ: ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành vận tải. Các công nghệ mới sẽ tăng cường năng lực vận chuyển và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ cũng giúp cho việc quản lý điều hành VTHKCC đạt hiệu quả cao hơn. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi hành vi của con người, hình thành xu hướng đô thị thông minh, cư dân thông minh và chính quyền điện tử. Điều này đòi hỏi cần phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp. Nhà nước và doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt khoa học công nghệ để nâng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đến nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành1, Nguyễn Hữu Hà2 1 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng, số 14 Minh Khai, Hải Phòng 2 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: mrthanh.pmuhp@gmail.com; Tel: 0904 812 712 Tóm tắt. Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt tại TP Hải Phòng đã có thời gian phát triển khoảng 16 năm (2004 - 2020). Cho đến nay loại hình xe buýt hoạt động ngày càng yếu kém và mới chỉ đáp ứng chưa đến 2% nhu cầu đi lại của người dân. Có nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt, có những yếu tố có tác động tích cực nhưng cũng có những yếu tố tác động tiêu cực và khiến cho nhu cầu VTHKCC giảm đi, làm cho hệ thống chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu VTHKCC thông qua phân tích định lượng, xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu có liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Hải Phòng. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị một số biện pháp để thúc đẩy nhu cầu VTHKCC phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố. Từ khóa: Hải Phòng, vận tải hành khách công cộng, kinh tế xã hội, phân tích hồi quy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt là bộ phận cấu thành của hệ thống GTVT đô thị, tập hợp tất cả các dịch vụ liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ cho sự hoạt động của phương tiện vận tải (PTVT) và các dịch vụ hỗ trợ để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Để hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hoạt động hiệu quả thì tổ chức hệ thống phải hoàn chỉnh với sự kết hợp hữu cơ của 5 yếu tố: Mạng lưới tuyến VTHKCC; CSHT kỹ thuật trên tuyến; Đoàn phương tiện vận tải; Hệ thống phục vụ và dịch vụ hỗ trợ; Hệ thống quản lý điều hành vận tải. Và do đó, phát triển VTHKCC bằng xe buýt chính là sự biến đổi, gia tăng theo chiều hướng tích cực về quy mô, chất lượng của hệ thống VTHKCC (mạng lưới tuyến, cơ sở hạ tầng, phương tiện và công nghệ) và trình độ, năng lực quản lý điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao. Các yếu tố chủ quan tác động trực tiếp đến nhu cầu VTHKCC: - Cung ứng dich vụ: VTHKCC bằng xe buýt cũng giống như các loại hình vận tải khác luôn không ngừng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng phục vụ. Yếu tố này tập -820- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ. Chính người cung cấp dịch vụ phải tạo ra nhu cầu cho người sử dụng, biến nhu cầu khách quan thành lợi thế cạnh tranh của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải khác. - Tổ chức quản lý và khai thác VTHKCC bằng xe buýt: Với bản chất là dịch vụ công ích, hoạt động xe buýt đòi hỏi sự phối hợp liên tục từ phía nhà nước và DNVT. Nếu hệ thống không được tổ chức hợp lý, thiếu sự giám sát và thiếu sự liên kết giữa các bên thì sẽ gây khó khăn trong quản lý hoạt động VTHKCC và gây tình trạng lộn xộn, không kiểm soát được chất lượng cung ứng dịch vụ. - Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tác động lớn đến phát triển VTHKCC bằng xe buýt nói chung và nhu cầu VTHKCC nói riêng. Nếu nhân lực có trình độ, năng lực phục vụ tốt thì càng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và thu hút hành khách đi xe. Nếu đội ngũ lao động và quản lý chưa qua đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ thì không thể phục vụ tốt cho hệ thống VTHKCC. Các yếu tố khách quan tác động đến nhu cầu VTHKCC: - Điều kiện tự nhiên: Đây là một trong các yếu tố hình thành nên thói quen đi lại của người dân, ảnh hưởng đến cơ cấu luồng, tuyến vận tải. Nếu khai thác tốt các điều kiện tự nhiên có thể là thuận lợi cho phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên nếu không tận dụng các điều kiện trên hoặc không phát triển hợp lý sẽ gây ra khó khăn, thách thức không nhỏ. - Trình độ phát triển kinh tế xã hội đô thị: Quá trình đô thị hóa càng nhanh kéo theo sự gia tăng của quy mô dân số và nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Khi nhu cầu cầu đi lại tăng lên có thể là tiền đề nhưng cũng là thách thức đề phát triển VTHKCC với những nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng vận tải. Những yếu tố này cũng sẽ tác động gián tiếp đến quá trình khai thác dịch vụ. Nếu không thỏa mãn được nhu cầu của người sử dụng thì dịch vụ đó sẽ khó tồn tại. - Đầu tư phát triển hệ thống GTVT: Quy mô và kết cấu mạng lưới giao thông tạo khả năng tiếp cận cho hành khách, đảm bảo hoạt động của hệ thống vận tải đô thị. Nếu hệ thống GTVT được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các phương thức vận tải, đặc biệt là VTHKCC. Do đó, đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của hệ thống VTHKCC đô thị. - Sự phát triển của khoa học công nghệ: ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành vận tải. Các công nghệ mới sẽ tăng cường năng lực vận chuyển và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ cũng giúp cho việc quản lý điều hành VTHKCC đạt hiệu quả cao hơn. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi hành vi của con người, hình thành xu hướng đô thị thông minh, cư dân thông minh và chính quyền điện tử. Điều này đòi hỏi cần phải có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp. Nhà nước và doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt khoa học công nghệ để nâng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vận tải hành khách công cộng Tổ chức vận tải hành khách Quản lý nhu cầu giao thông Phát triển kinh tế xã hội đô thị Cách mạng công nghiệp 4.0Tài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 299 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 200 0 0