![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phân tích nhạc thơ về mặt tiết tấu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nhạc thơ về mặt tiết tấu Phân tích nhạc thơ về mặt tiết tấu - Tiết tấu là do sự luân phiên những mặt đối lập của các thuộc tính âm thanhngôn ngữ. Nghĩa là một trong hai mặt đối lập của chúng (cao- thấp, dài- ngắn,mạnh- nhẹ) luân phiên trong một khoảng thời gian nào đấy tạo nên. - Các yếu tố tạo nên tiết tấu thơ: a. Số “tiếng” trong một dòng thơ: Là số lượng âm tiết trên một dòng thơ(không phải câu thơ). Do vậy, dễ thấy số “tiếng” là căn cứ để phân chia thể thơtiếng Việt, và cũng là căn cứ để phân nhịp. Ví dụ: - Thơ mỗi dòng năm tiếng được gọi là thơ ngũ ngôn, nhịp 2/3 - Thơ lục bát (dòng sáu tiếng ,dòng tám tiếng), nhịp chẵn 2/2/2 Nếu xem thơ là một chỉnh thể nghệ thuật có mối quan hệ khăng khít giữa hìnhthức và nội dung thì rõ ràng mỗi thể thơ sẽ phù hợp cho việc diễn tả, thể hiện mộtnội dung, cảm xúc nào đấy. V í d ụ: - Thơ song thất lục bát phù hợp cho việc diễn tả nỗi buồn (Cung oán ngâmkhúc -Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điể m, Khóc DươngKhuê - Nguyễn Khuyến...) - Thơ năm chữ phù hợp cho sự hoài niệm (Ông đồ - Vũ Đình Liên, ChùaHương - Nguyễn Nhược Pháp...) Thường những bài thơ làm một thể thì nhạc điệu của thể loại không có gì rắcrối. Đáng chú ý là những bài thơ có sự thay đổi số tiếng trên nhiều dòng. Điều nàylàm cho nhạc thơ thêm phong phú và dĩ nhiên nó giúp bộc lộ nhiều sắc thái cả mxúc của nhà thơ. Ví dụ: Bài thơ “ Đất nước “(Nguyễn Đình Thi) chủ yếu 7tiếng/dòng, nhưngkhổ cuối có sáu tiếng/ dòng. Do vậy, nhạc thơ ở khổ cuối trở nên nhanh, mạnh hơncác khổ trên. Điều này giúp nhà thơ thể hiện sức mạnh, tư thế hùng tráng của đấtnước Việt Nam ở thời điểm quật khởi đứng lên chống Pháp giành độc lập dân tộc. “ Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà “ Ví dụ: Bài “ Bên kia sông Đuống “ ( Hoàng Cầm ) là thơ tự do, câu chữ loithoi, dòng dài dòng ngắn, thế mà nghe kỹ, lắng kỹ thì dòng chảy chính là dòng lụcngôn: A nh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì... Xanh xanh bãi mía bờ dâu..... Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương.... Nhưng kết thúc cái dòng lục ngôn và các dòng ngắn dòng dài tự do ấy, HoàngCầm về với những dòng lục bát: - Gửi về may áo cho ai Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu... - Lá đa lác đác trước lều Vài ba vết máu loang chiều mùa đông - Mẹ ta lòng đói dạ sầu Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ -Em đi trẩy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh Dòng sông Đuống vốn êm đềm trôi giữa lòng dân tộc. Nó chỉ bị cồn lên, xaođộng lên khi quân giặc tới. Trong nỗi đau tan tác chia ly ấy, Hoàng Cầm tìm về thểthơ lục bát như tìm về cái hồn dân tộc. Nhịp điệu 2/2 êm đềm, trữ tình của thơ lụcbát làm vơi đi ít nhiều nỗi đau ấy. Đó cũng là bản sắc văn hoá dân tộc trong thơHoàng Cầm. b. Phép điệp: Là hiện tượng lặp lại một hay nhiều đơn vị âm thanh của ngônngữ. Có hai trường hợp lặp lại một cách đặc biệt là từ láy và hiện tượng gieo vần,ta sẽ xét ở phần sau. Nhờ phép điệp mà thơ tạo nên những ấn tượng thính giác. Những đơn vị ngữâm được lặp lại tạo nên những biểu tượng ngữ âm. Biểu tượng ấy có khả năng gợ ilên hay nhấn mạnh một nội dung cảm xúc nào đó trong thơ. Đối với ngôn ngữ thơtiếng Việt, có các cấp độ điệp sau đây: * Điệp phụ âm đầu: Là hiện tượng lặp lại phụ âm đầu. Ví dụ: Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông (Truyện kiều - Nguyễn Du) Phụ âm đầu “ l” được lặp lại, biểu hiện sự ẩn hiện, phản chiếu giữa ánh sángvà màu đỏ của hoa lựu. Không tả trực tiếp ánh nắng, nhưng câu thơ đã gợi được cáichập chờn rực rỡ của ánh nắng hè. Hay, khi Từ Hải “Triều đình riêng một góc trời”, tiếng tăm lừng lẫy vang dội,có thể làm kinh thiên động địa, thì Nguyễn Du sử dụng điệp phụ âm đầu “ đ” làmnên biểu tượng ngôn ngữ để diễn tả sức mạnh, sự vững chắc làm kinh động gầ mtrời phong kiến đương thời. “Đại quân đồn đóng cửa đông Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng”. * Điệp từ: Điệp từ là hiện tượng khá phổ biến trong thơ. Có nhiều bài thơ, câuthơ mà sức sống của nó ở điệp từ. Dễ thấy, mọi trường hợp điệp từ, trước hết đềugây ấn tượng thính giác, nhưng nội dung mà nó gợi ra thì rất phong phú. Việc phântích tìm ra giá trị nội dung thông qua thủ pháp điệp từ trong thơ là công việc tươngđối khó khăn. Điệp từ luôn có chức năng nhấn mạnh nghĩa biểu đạt mà từ đó đangmang. Nhưng sinh động hơn là nghĩa văn cảnh (Nghĩa do văn cảnh tạo ra, cònđược gọi là nghĩa tình huống). Muốn nắm được nghĩa tình huống, ta phải đặt điệptừ đang xét vào mối quan hệ với các tín hiệu ngôn ngữ khác của thi phẩm. Có thểhình dung cách phân tích điệp từ qua mô hình sau: Điệp từ “ x”: - Gây ấn tượng thính giác, tạo sự phong phú cho nhạc thơ - Nhấn mạnh nội dung ý nghĩa từ “x” đang mang - Nghĩa tình huống Ví dụ: Ca dao viết Còn trời còn nước còn non Còn trăng còn gió hãy còn gió mây Câu ca dao sử dụng điệp từ “còn”. Chưa xét về nội dung, cái hấp dẫn, thu hútđộc giả trước hết vẫn là ấn tượng thính giác. Câu ca dao có 14 âm tiết, nhưngchiế m tới sáu âm tiết điệp với nhau. Điều thứ hai, câu ca dao nhấn mạnh mọi thứvẫn còn đó, vẫn không thay đổi tho thời gian. Nhưng quan trọng hơn, khi xem xétquan hệ lâm thời giữa các từ ngữ trong câu ca dao trên, ta nhận ra hai ngữ cảnhsau. Một là, “trời/ nước/ non/ trăng/ gió “ tập trung chỉ vũ trụ, tự nhiên. Nghĩa củangữ cảnh một là “tự nhiên vũ trụ không thay đổi”. Hai là , từ “đó đây” không phả itừ chỉ nơi chốn mà trong ngữ cả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngữ văn lớp tài liệu văn lớp văn học việt nam ngữ văn trung học giáo án văn lớpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 403 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 114 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
229 trang 105 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 98 4 0 -
26 trang 96 0 0