
Phát triển đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố đảo Phú Quốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố đảo Phú Quốc QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ ĐẢO PHÚ QUỐC Vũ Tuấn Hưng* Nguyễn Danh Nam** Uông Thị Ngọc Lan*** Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển đô thị du lịch biển bền vững tại thành phố đảo Phú Quốc trong giai đoạn 2018-2020, những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa vào kết quả phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển đô thị du lịch biển thành phố đảo, nghiên cứu đã tìm ra sáu giải pháp nhằm phát triển bền vững đô thị du lịch biển thành phố đảo bao gồm: hoàn thiện khung pháp lý; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch; đa dạng hóa, tạo điểm nhấn đặc sắc văn hóa cho các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ; xây dựng các chính sách phát triển ngành kinh tế chủ lực một cách hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời phải đảm bảo giữ gìn được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài; tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển đô thị du lịch biển. Từ khóa: Đô thị du lịch biển; Phát triển bền vững; Thành phố đảo Phú Quốc 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á và bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng. Sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc vào Nam, có vùng biển rộng trên 1 triệu km (gấp 3 lần diện tích đất liền). Biển đảo Việt Nam có tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú với 29 khu bảo tồn thiên nhiên biển và 1.013 di tích lịch sử văn hóa, 195 lễ hội dân gian truyền thống, trên 150 làng nghề (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2019). Dọc bờ biển có gần 50 vịnh đẹp được Tổ chức World Travel Awards công nhận và đánh giá cao như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, Xuân Đài và 2.773 đảo lớn nhỏ ven bờ như đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà. Đó là những tiềm năng lý tưởng cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch biển. * Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ. ** Tiến sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, email: ndnam.dr.90@gmail.com. *** Viện Khoa học xã hội Vùng Nam Bộ. 526 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Với tiềm năng vô cùng to lớn của kinh tế du lịch biển đảo, quan điểm phát triển kinh tế du lịch biển Việt Nam đã được xác định cụ thể tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... với mục tiêu Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn... Phú Quốc một hòn đảo phía Tây Nam của tổ quốc, nơi được mệnh danh là đảo ngọc của Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Với khí hậu ôn hòa của miền nhiệt đới quanh năm nóng ẩm, làn nước trong xanh của biển khơi, và một hệ sinh thái du lịch đa dạng... Phú Quốc đang là một điểm đến thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày 01/01/2021 Phú Quốc chính thức trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, với “tấm áo mới” này Phú Quốc đã và đang thu hút nguồn lực đầu tư lớn trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư quá ồ ạt và thiếu quy hoạch đang khiến Phú Quốc mất đi vẻ đẹp hiện có, các cảnh quan tự nhiên dần mất đi và thay vào đó là những tác động tiêu cực của con người. Mặt khác, nhận thức về phát triển du lịch của một số bộ phận dân cư địa phương còn hạn chế, sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa phát huy đầy đủ; hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá chưa cao; nguồn nhân lực du lịch và hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch còn bất cập, chưa tháo gỡ kịp thời; tình hình vệ sinh môi trường tại một số điểm du lịch chưa được cải thiện (Nguyễn Danh Nam & Uông Thị Ngọc Lan, 2020). Do đó, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đô thị du lịch biển tại thành phố đảo Phú Quốc. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển đô thị du lịch biển theo hướng bền vững tại thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển đô thị du lịch biển bền vững tại Phú Quốc, tìm và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững đô thị du lịch biển thành phố đảo trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển đô thị du lịch biển bền vững Du lịch biển bền vững Du lịch biển có thể được hiểu là một loại hình dịch vụ du lịch sinh thái ở khu vực ven biển, là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người nhằm tận hưởng khí hậu mát mẻ, dễ chịu của cảnh quan biển, ngoài ra còn đáp ứng được nhu cầu giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và tham quan du lịch nơi con người đến hưởng thụ ở biển. Dưới góc độ kinh tế, du lịch bền vững được hiểu là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được mức độ tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn không nhất định (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2001). Do đó, du lịch biển bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch ở khu vực biển nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Đô thị du lịch biển Thành phố đảo Phú Quốc Xúc tiến quảng bá du lịch Du lịch biển bền vữngTài liệu có liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 336 0 0 -
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 283 0 0 -
197 trang 282 0 0
-
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 268 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 247 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 234 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 217 0 0 -
11 trang 209 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 192 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 151 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 150 0 0 -
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 trang 131 0 0 -
8 trang 114 0 0
-
Mặt đường bê tông xi măng trên nền đàn hồi: Ứng xử do chênh lệch nhiệt độ và tải trọng xe đồng thời
11 trang 110 0 0 -
Quản trị dữ liệu lớn trong hệ thống IoT với công nghệ điện toán đám mây, sương mù, biên
14 trang 109 0 0 -
Mô phỏng tính toán sức kháng của dầm bê tông cốt thép có xét đến ăn mòn cốt thép
7 trang 109 0 0 -
Phát triển Fintech ứng dụng Big data và AI cho ngân hàng Việt Nam
20 trang 108 0 0 -
Tính đối thoại trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
11 trang 104 0 0 -
Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 trang 103 0 0 -
Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
15 trang 101 0 0