Danh mục tài liệu

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh thông qua dạy học giải bài toán thực tiễn ở lớp 9

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số khái niệm về “năng lực”, “năng lực giải quyết vấn đề toán học”, “bài toán thực tiễn”, đề xuất quy trình dạy học giải bài toán thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh THCS và minh họa quy trình này trong dạy học giải bài toán thực tiễn ở lớp 9.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh thông qua dạy học giải bài toán thực tiễn ở lớp 9 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 23-27 ISSN: 2354-0753 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN THỰC TIỄN Ở LỚP 9 Nguyễn Ngọc Giang1,+, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh; 1 Nguyễn Thị Thủy2, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh 2 Phạm Thị Thu Nga2, + Tác giả liên hệ ● Email: giangnn@hub.edu.vn Hà Như Mai2 Article history ABSTRACT Received: 10/01/2024 The current educational reform in our country involves strongly shifting the Accepted: 29/02/2024 educational process from mainly equipping knowledge to comprehensively Published: 20/4/2024 developing learners competencies and qualities. According to the 2018 Mathematics General Education Curriculum, the competency to solve Keywords mathematical problems is one of the five core mathematical competencies Develop, competency of that need to be formed and developed for high school students. The research mathematical problems proposes a teaching process to solve practical problems to develop solving, practical problems, mathematical problem-solving competency for students in middle school and students illustrates this process through teaching Grade 9 students to solve practical problems. Teaching and solving practical problems not only help students develop the competency to solve mathematical problems but also develop the ability to apply mathematics into practice.1. Mở đầu Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, năng lực giải quyết vấn đề toán học (GQVĐTH) là mộttrong 5 năng lực toán học cần hình thành và phát triển cho HS (Bộ GD-ĐT, 2018a). Do vậy, dạy học phát triển nănglực GQVĐTH đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, giúp HS phát triển kiến thức, nănglực và được trải nghiệm, vận dụng toán học thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đề cập về năng lựcGQVĐTH. Phan Văn Lý và Lê Thị Thanh (2023) đã xây dựng một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐTH choHS trong dạy học chủ đề “Hình học trực quan” ở lớp 8. Mai Thị Thanh Huyền và Đinh Thành Tuân (2023) đã đềxuất một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐTH cho HS THPT trong dạy học chủ đề “Nguyên hàm - tích phân”(Giải tích 12). Nguyễn Ngọc Hà và Nguyễn Văn Thái Bình (2020) đề cập tới việc phát triển năng lực GQVĐTHtrong dạy học giải phương trình bằng phương pháp vectơ ở THPT,... Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy việcphát triển năng lực GQVĐTH cho HS là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết. Bài toán thực tiễn là một dạng bài tập vận dụng trong chương trình môn Toán ở phổ thông. Các bài toán thực tiễncó nội dung thích hợp với việc người học tìm hiểu vấn đề, thiết lập mô hình toán học, lập kế hoạch và thực hiện giảipháp, cũng như nghiên cứu sâu và đánh giá vấn đề. Thông qua giải bài toán thực tiễn, HS có nhiều cơ hội phát triểnnăng lực, đặc biệt là năng lực GQVĐTH. Bài báo trình bày một số khái niệm về “năng lực”, “năng lực GQVĐTH”,“bài toán thực tiễn”, đề xuất quy trình dạy học giải bài toán thực tiễn nhằm phát triển năng lực GQVĐTH cho HSTHCS và minh họa quy trình này trong dạy học giải bài toán thực tiễn ở lớp 9. Kết quả nghiên cứu của bài báo đưara một cách thức dạy học cụ thể theo định hướng phát triển năng lực GQVĐTH cho HS đối với các bài toán thựctiễn ở THCS.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số vấn đề lí luận - Khái niệm “năng lực”: Theo Phạm Minh Hạc (1992), năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người, tổ hợp đặcđiểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đó. Đỗ Đức Thái và cộng sự(2018) cho rằng, năng lực là thuộc tính cá nhân, được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứngthú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điềukiện cụ thể. Theo Nguyễn Thu Hà (2014), năng lực là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cánhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả cao. Theo Lê Ngọc Sơn và Nguyễn Dương Hoàng (2020), 23 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(8), 23-27 ISSN: 2354-0753năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lí để thựchiện thành công một nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Theo Phan Anh Tài (2016),năng lực của mỗi người là tổ hợp đặc điểm tâm lí cá nhân thể hiện trong một hoạt động nào đó, đáp ứng yêu cầu thựchiện một nhiệm vụ đặt ra. Trong bài báo này, chúng tôi tiếp cận khái niệm năng lực theo quan điểm của Bộ GD-ĐT (2018b), năng lực làthuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngườihuy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiệnthành công một loại hoạt động nhất định, đạt được kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. - Khái niệm “năng lực giải quyết vấn đề toán học”: Theo Niss (2003), các thành tố của n ...

Tài liệu có liên quan: