![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0065 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Huyền Trang Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên huyentranghc@gmail.com TÓM TẮT: Thế giới đã và đang bước sang một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên số, với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) đã mang đến cho nhân loại những thời cơ, cơ hội lớn để thay đổi toàn bộ các mặt kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực nói chung còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc định hướng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Trên cơ sở khái quát về vấn đề phát triển nguồn nhân lực; về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những tác động của nó đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp hướng tới phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của điều kiện xã hội mới, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng mới nhằm xây dựng con người Việt Nam với những tố chất mới phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam, Cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho nhân loại những thời cơ, cơ hội lớn để thay đổi toàn bộ các mặt kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức, vấn đề xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là vô cùng cần thiết đối với mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động với chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi các yếu tố cơ bản, đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến vấn đề cung - cầu lao động, cơ cấu lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Việt Nam – Quốc gia đang phát triển, từ trước đến nay, nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nghề sử dụng lao động phổ thông, chất lượng thấp, giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9 % tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất hợp lý về cơ cấu, mặt khác Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số trong tương lai gần. Nhìn nhận lại thực trạng về công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua ở nước ta, tuy đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng của xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và xu thế toàn cầu hóa và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của cách mạng công nghiệp 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn, nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu giáo dục cho đến đào tạo. Bài viết này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn nhân lực của Việt Nam; thu thập, phân tích dữ liệu về vấn đề lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Từ cơ sở lý luận, những phân tích, đánh giá của các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về nguồn nhân lực, việc làm, kinh tế… đăng tải trên các Tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học, các website... tác giả tổng hợp, phân tích, khái quát lại thành những nội dung cơ bản: Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến nguồn nhân lực Việt Nam; những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC A. Nguồn nhân lực 1. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (Hay nguồn nhân lực xã hội) là một khái niệm sử dụng rất phổ biến hiện nay. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực để chỉ toàn bộ số người có thể làm việc khi cần thiết và không phân biệt độ tuổi, giới tính, sắc tộc và thể hiện tiềm năng của quốc gia về con người. 92 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Ở đây nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị có thể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động của một quốc gia; trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nguồn nhân lực Cách mạng công nghiệp 4.0 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực xã hội Quản lý nhân sựTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 460 1 0 -
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 408 0 0 -
22 trang 367 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 345 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 260 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 257 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
6 trang 220 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 219 2 0 -
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự và quản lý tiền lương
26 trang 218 0 0 -
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0 -
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 197 0 0 -
12 trang 195 0 0
-
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 194 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phân tích thiết kế hệ thống siêu thị
140 trang 190 0 0 -
63 trang 169 0 0
-
Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Quản lý nhân sự trường cấp II
28 trang 164 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 161 0 0