Danh mục tài liệu

Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hải Phòng: Những yêu cầu đặt ra

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.09 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hải Phòng lần thứ XV xác định, trong giai đoạn 2016-2020, Hải Phòng tiếp tục có nhiều chính sách, giải pháp hữu hiệu tạo bước đột phá nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục là vấn đề cấp thiết; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động của Thành phố theo xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hải Phòng: Những yêu cầu đặt ra TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA? ThS. PHẠM ĐỨC DUY Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hải Phòng lần thứ XV xác định, trong giai đoạn 2016-2020, Hải Phòng tiếp tục có nhiều chính sách, giải pháp hữu hiệu tạo bước đột phá nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục là vấn đề cấp thiết; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động của Thành phố theo xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. • Từ khóa: Nguồn nhân lực, hội nhập, kinh tế quốc tế, doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, trên địa bàn Thành phố hiện có 12 khu công nghiệp được thành lập. Trong đó, khu công nghiệp Nomura thu hút hơn 40.000 lao động. Khi 12 khu công nghiệp được lấp đầy với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ cao, dịch vụ cao, nhu cầu lao động dự báo sẽ lên đến khoảng 150.000 người. Theo đó, lao động có trình độ quản lý bậc cao, bao gồm tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân giàu kinh nghiệm khoảng 3%, tương ứng 4.500 người. Lao động quản lý có trình độ bậc trung, bao gồm các thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng nghề, kỹ sư thực hành… khoảng 7% tương ứng 10.500 người. Công nhân kỹ thuật và người lao động đã qua đào tạo khoảng 40% tương ứng với 60.000 người. Số còn lại là lao động phổ thông làm việc tại các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền chế biến, đóng gói, thủ công… khoảng 50%, tương ứng 75.000 người. Trên đây là số liệu về nhu cầu nguồn nhân lực của DN tại các khu công nghiệp của Hải Phòng nhưng cũng phản ánh nhu cầu chung của các DN trên địa bàn Thành phố trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Tình hình cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi theo hướng phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực, cách thức tuyển dụng và sử dụng nhân lực tại các DN của Hải Phòng lại đang bộc lộ không ít những hạn chế: Một là, trên địa bàn Thành phố hiện nay có khá nhiều các cơ sở đào tạo và dạy nghề, tuy nhiên, số cơ sở đào tạo những nghề mà các DN thực sự cần là thiếu, chưa đồng bộ và dàn trải; nội dung đào tạo chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của DN. Chương trình đào tạo còn thiếu các kỹ năng chuyên sâu, nhiều nội dung bị coi nhẹ hoặc bỏ qua như tác phong làm việc, kỷ luật lao động, kiến thức pháp luật. Thiếu sự đánh giá thực tiễn trong chương trình, kế hoạch đào tạo dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu, gây lãng phí nguồn nhân lực. Công tác đào tạo của nhiều trường đại học, trường chuyên nghiệp nặng về lý thuyết, yếu kém về ngoại ngữ, không sát với thực tế nhu cầu của thị trường lao động. Hai là, nhiều DN tự tuyển dụng lao động rồi tự tổ chức đào tạo riêng theo tiêu chí của họ cũng là một vấn đề bất cập. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu cực và dễ phát sinh mất an ninh trật tự và gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Ba là, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và DN còn thiếu gắn kết, tạo nên những khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn. Tình trạng các DN vẫn chưa tin tưởng các học viên tại các cơ sở đào tạo còn phổ biến, khiến cho cơ hội thực tập của học viên tại các DN bị hạn chế… Từ những hạn chế nêu trên, yêu cầu cấp thiết hiện nay đó là, phải có kế hoạch đào tạo mới, cụ thể là đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Hải Phòng cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về nhu cầu, yêu cầu lao động việc làm trên địa bàn địa phương nói chung và các khu công nghiệp nói riêng. Cùng với đó, tạo sự gắn kết, phối hợp chặt 105 DIỄN ĐÀN KHOA HỌC chẽ giữa các cơ sở đào tạo, trước hết là cơ sở đào tạo của địa phương với các DN trong khu công nghiệp, thực hiện đào tạo theo nhu cầu. Các cán bộ, chuyên gia của DN cũng có thể trở thành người dạy trực tiếp, nâng cao kỹ năng thực hành và giúp sinh viên làm quen dần với môi trường làm việc, tác phong công nghiệp. Đổi mới, phát triển nhân lực gắn với yêu cầu xã hội Một trong những vấn đề trọng tâm của Quy hoạch phát triển nhân lực là đào tạo theo nhu cầu xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo, tránh lãng phí cho gia đình và xã hội. Giải quyết vấn đề này, Hải Phòng cần khẩn trương hoàn thiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương, kết nối với hệ thống dữ liệu, thông tin dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia. Đồng thời, tiến hành thường xuyên rà soát để bổ sung Quy hoạch phát triển nhân lực cho phù hợp tình hình thực tế. Nhằm đảm bảo tính bền vững và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, TP. Hải Phòng cần xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực bảo đảm điều kiện về nhà ở, trường học, bệnh viện và các điều kiện khác đáp ứng nhu cầu của người lao động; có chính sách thu hút nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn Thành phố. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, cần khuyến khích nhiều cơ sở dạy nghề “bắt tay” với DN. Trường Cao đẳng Hàng hải 1 là ví dụ thành công mà Thành phố cần nhân rộng. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, thông qua các hợp đồng liên kết, trường hợp tác đào tạo, cung ứng lao động, bố trí thực tập cho học sinh, sinh viên, Trường đã ký hợp đồng cung cấp nhân lực cho một số đơn vị sử dụng lao động như: Công ty TNHH Một thành viên gia công kết cấu và đóng tàu LILAMA, Công ty cơ khí tàu thuyền Hạ Long, Công ty vận tải biển Hoàng Sơn, Công ty TNHH vận tải Thành Cường… Ngoài việc liên kết đào tạo với một số trường nghề, trung tâm dạy nghề Trường Cao đẳng nghề Hàng hải 1 còn liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao với đối tác thuộc Cộng hòa Liên bang Đức. Một cách làm khác mang lại hiệu quả cho các cơ sở dạy nghề cần được Thành phố quan tâm nhân rộng, đó là đào tạo theo đơn đặt hàng của DN. Mô hình của Trường Cao đẳng nghề số 3 Bộ Quốc phòng là một dẫn chứng điển hình, khi có hơn 90% số si ...

Tài liệu có liên quan: