Phát triển thị trường insurtech tại Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 363.03 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung phân tích xu thế phát triển của Insurtech; cơ hội, thách thức cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển thị trường này tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường insurtech tại Việt Nam PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INSURTECH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thu Hà Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Hà Phương Chi CQ56/15.06, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính (Fintech) đã trở thành một xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới. Công nghệ bảo hiểm (Insurtech) là một bộ phận quan trọng của Fintech. Việc vận dụng dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã tạo nên những thay đổi to lớn trong việc vận hành thị trường bảo hiểm truyền thống. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển Insurtech, tuy nhiên, số lượng người dân tham gia bảo hiểm cũng như thị trường Insurtech chưa phát triển. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích xu thế phát triển của Insurtech; cơ hội, thách thức cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển thị trường này tại Việt Nam. Từ khóa: Insurtech, kênh phân phối, công nghệ 1. Insurtech và xu hướng phát triển Fintech là những đổi mới cho phép sử dụng công nghệ để tạo ra mô hình kinh doanh, ứng dụng quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Là một bộ phận của Fintech, Insurtech là sự kết hợp giữa Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ) – có nghĩa là công nghệ bảo hiểm. Đó là công nghệ đứng đằng sau sự sáng tạo, phân phối và quản trị kinh doanh bảo hiểm. Các ứng dụng điện thoại thông minh, thiết bị mang theo người, công cụ xử lý bồi thường, quá trình xử lý hợp đồng bảo hiểm trực tuyến và việc xử lý tự động, tất cả đều là công nghệ bảo hiểm. Là kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Insurtech mang đầy đủ đặc điểm từ cuộc cách mạng này. Insurtech là sự kết hợp của công nghệ Big data (dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo) và IoT (Mạng lưới kết nối vạn vật). Thông qua việc thu thập, phân tích, xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu về hành vi, thói quan tiêu dùng, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ có các công cụ tiếp cận phù hợp với khách hàng, từ thiết kế sản phẩm, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm đến quy trình xử lý bồi thường nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp. 251 Theo kết quả nghiên cứu do Institute of Insurance Economics IVW - HSG University of ST. Gallen phối hợp với Swiss Re Institue thực hiện, Insurtech được nhận diện qua các danh mục sau: cổng so sánh (Comparison portals), môi giới bảo hiểm số (Digital brokers), bán chéo bảo hiểm (Insurance cross sellers), ngang hàng (peer to peer), bảo hiểm theo yêu cầu (on - demand insurance), doanh nghiệp bảo hiểm số (Digital insurers), phân tích dữ liệu lớn và phần mềm bảo hiểm (Big data analytics and insurance software), Internet of things, chuỗi - khối hoạt động thông minh (Block chain and smart contracts). Sự ra đời của Insurtech đã mở ra nhiều cơ hội cho các DNBH cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này được thể hiện qua xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới vào Insurtech. Bảng 1. Xu hướng đầu tư vào Insurtech trên thế giới giai đoạn 2014 - 2020 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng giao dịch 94 132 176 218 262 314 377 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 868 2.721 1.741 2.274 4.168 6.347 7.108 Nguồn: MB, Fintech và Ngân hàng số (tháng 10/2021) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, Insurtech đã trở thành xu hướng đầu tư trên toàn thế giới với giá trị cũng như số lượng các khoản đầu tư tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2020. Ở châu Âu và Mỹ (nơi bắt đầu của Insurtech), số lượng các DNBH thành công trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Công ty Metromile (Mỹ) cung ứng các sản phẩm bảo hiểm cá nhân hóa (khách hàng trả phí bảo hiểm dựa trên quãng đường mà xe chạy). Công ty Insurtech Pixoneye (Mỹ) cung cấp công nghệ thị giác máy tính, thực hiện phân tích thư viện ảnh trực tuyến công khai của người dùng để tính toán và lập hồ sơ rủi ro cá nhân, từ đó, đưa ra tư vấn rủi ro và định phí bảo hiểm cho từng khách hàng. Công ty Digital Fineprint (Anh) cung cấp dịch vụ khai thác dữ liệu thông qua các trang mạng xã hội bằng các phân tích các “trạng thái” hoặc các bài viết mà khách hàng cập nhật trên trang chủ của họ. Các thông tin này hàm chứa nhiều dữ liệu cá nhân hữu ích đối với DNBH. Ở châu Á, làn sóng Insurtech cũng đang nổi lên ngay tại những nước mà ngành bảo hiểm truyền thống vẫn như phát triển mạnh như: Indonesia, Philippines, Việt Nam… Ở Malaysia, Công ty Insurtech Jirnexu đang cung cấp bảo hiểm cho khách hàng thương mại điện tử. Ở Thái Lan, Công ty Claim Di hướng tới giải pháp rút ngắn quy trình bảo hiểm cho ngành ô tô; Công ty AgentMate cung cấp loại hình bảo hiểm di động. Tại Singapore, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã công nhận công nghệ mới này và hợp tác với Chính phủ Anh cùng đại diện nhiều nước để mở ra nền công nghiệp Insurtech. Theo đó, một loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Insurtech ra đời. 252 Tại Việt Nam, một số Insurtech đã xuất hiện, ứng dụng các công nghệ hiện đại như: AI, Big Data, OCR (nhận dạng ký tự quang học), công nghệ thị giác máy tính để cung ứng các sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như: Inso cung ứng sản phẩm ứng dụng bảo hiểm INSO trên điện thoại di động; Opes cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng qua cá nhân hóa sản phẩm; Save money cung cấp nền tảng bả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thị trường insurtech tại Việt Nam PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INSURTECH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thu Hà Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Hà Phương Chi CQ56/15.06, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính (Fintech) đã trở thành một xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới. Công nghệ bảo hiểm (Insurtech) là một bộ phận quan trọng của Fintech. Việc vận dụng dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã tạo nên những thay đổi to lớn trong việc vận hành thị trường bảo hiểm truyền thống. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển Insurtech, tuy nhiên, số lượng người dân tham gia bảo hiểm cũng như thị trường Insurtech chưa phát triển. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích xu thế phát triển của Insurtech; cơ hội, thách thức cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển thị trường này tại Việt Nam. Từ khóa: Insurtech, kênh phân phối, công nghệ 1. Insurtech và xu hướng phát triển Fintech là những đổi mới cho phép sử dụng công nghệ để tạo ra mô hình kinh doanh, ứng dụng quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Là một bộ phận của Fintech, Insurtech là sự kết hợp giữa Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ) – có nghĩa là công nghệ bảo hiểm. Đó là công nghệ đứng đằng sau sự sáng tạo, phân phối và quản trị kinh doanh bảo hiểm. Các ứng dụng điện thoại thông minh, thiết bị mang theo người, công cụ xử lý bồi thường, quá trình xử lý hợp đồng bảo hiểm trực tuyến và việc xử lý tự động, tất cả đều là công nghệ bảo hiểm. Là kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Insurtech mang đầy đủ đặc điểm từ cuộc cách mạng này. Insurtech là sự kết hợp của công nghệ Big data (dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo) và IoT (Mạng lưới kết nối vạn vật). Thông qua việc thu thập, phân tích, xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu về hành vi, thói quan tiêu dùng, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ có các công cụ tiếp cận phù hợp với khách hàng, từ thiết kế sản phẩm, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm đến quy trình xử lý bồi thường nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp. 251 Theo kết quả nghiên cứu do Institute of Insurance Economics IVW - HSG University of ST. Gallen phối hợp với Swiss Re Institue thực hiện, Insurtech được nhận diện qua các danh mục sau: cổng so sánh (Comparison portals), môi giới bảo hiểm số (Digital brokers), bán chéo bảo hiểm (Insurance cross sellers), ngang hàng (peer to peer), bảo hiểm theo yêu cầu (on - demand insurance), doanh nghiệp bảo hiểm số (Digital insurers), phân tích dữ liệu lớn và phần mềm bảo hiểm (Big data analytics and insurance software), Internet of things, chuỗi - khối hoạt động thông minh (Block chain and smart contracts). Sự ra đời của Insurtech đã mở ra nhiều cơ hội cho các DNBH cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này được thể hiện qua xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới vào Insurtech. Bảng 1. Xu hướng đầu tư vào Insurtech trên thế giới giai đoạn 2014 - 2020 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng giao dịch 94 132 176 218 262 314 377 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 868 2.721 1.741 2.274 4.168 6.347 7.108 Nguồn: MB, Fintech và Ngân hàng số (tháng 10/2021) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, Insurtech đã trở thành xu hướng đầu tư trên toàn thế giới với giá trị cũng như số lượng các khoản đầu tư tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2020. Ở châu Âu và Mỹ (nơi bắt đầu của Insurtech), số lượng các DNBH thành công trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Công ty Metromile (Mỹ) cung ứng các sản phẩm bảo hiểm cá nhân hóa (khách hàng trả phí bảo hiểm dựa trên quãng đường mà xe chạy). Công ty Insurtech Pixoneye (Mỹ) cung cấp công nghệ thị giác máy tính, thực hiện phân tích thư viện ảnh trực tuyến công khai của người dùng để tính toán và lập hồ sơ rủi ro cá nhân, từ đó, đưa ra tư vấn rủi ro và định phí bảo hiểm cho từng khách hàng. Công ty Digital Fineprint (Anh) cung cấp dịch vụ khai thác dữ liệu thông qua các trang mạng xã hội bằng các phân tích các “trạng thái” hoặc các bài viết mà khách hàng cập nhật trên trang chủ của họ. Các thông tin này hàm chứa nhiều dữ liệu cá nhân hữu ích đối với DNBH. Ở châu Á, làn sóng Insurtech cũng đang nổi lên ngay tại những nước mà ngành bảo hiểm truyền thống vẫn như phát triển mạnh như: Indonesia, Philippines, Việt Nam… Ở Malaysia, Công ty Insurtech Jirnexu đang cung cấp bảo hiểm cho khách hàng thương mại điện tử. Ở Thái Lan, Công ty Claim Di hướng tới giải pháp rút ngắn quy trình bảo hiểm cho ngành ô tô; Công ty AgentMate cung cấp loại hình bảo hiểm di động. Tại Singapore, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã công nhận công nghệ mới này và hợp tác với Chính phủ Anh cùng đại diện nhiều nước để mở ra nền công nghiệp Insurtech. Theo đó, một loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Insurtech ra đời. 252 Tại Việt Nam, một số Insurtech đã xuất hiện, ứng dụng các công nghệ hiện đại như: AI, Big Data, OCR (nhận dạng ký tự quang học), công nghệ thị giác máy tính để cung ứng các sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như: Inso cung ứng sản phẩm ứng dụng bảo hiểm INSO trên điện thoại di động; Opes cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng qua cá nhân hóa sản phẩm; Save money cung cấp nền tảng bả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường insurtech Kênh phân phối Cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghệ tài chính Công nghệ bảo hiểm Bảo mật thông tinTài liệu có liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 461 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 346 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 298 0 0 -
7 trang 282 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 261 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 230 0 0 -
10 trang 225 1 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 225 2 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 211 0 0