Danh mục tài liệu

Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.01 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ rằng, phát triển xã hộibền vững và hài hoà là một xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại. Pháttriển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giátrị cũ, nó đòi hỏi phải có tư duy mới, khoa học hơn, nghĩa là cần có một thế giớiquan triết học mới. Theo tác giả, vấn đề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt rahiện nay không chỉ là giữ gìn, bảo vệ, mà còn là cải thiện môi trường sinh thái.Do vậy, nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phải baogồm tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữgìn, bảo vệ và cải thiện môi trường. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, các cuộc thảo luận của Câu lạc bộ Rômađã đưa đến sự xuất hiện trên diễn đàn lý luận các tư tưởng về phát triển bền vững.Năm 1972, trong Tuyên ngôn của Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ nhất về môitrường tại Xtốckhôm (Thụy Điển), mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội vàmôi trường đã chính thức được đề cập trong một văn bản của tổ chức quốc tế lớnnhất và có uy tín nhất trên thế giới. Báo cáo Những giới hạn của tăng trưởng đãkhái quát sự quá độ từ tăng trưởng theo chiều rộng sang trạng thái cân bằng độngtrên quy mô toàn cầu, từ tăng trưởng về lượng sang tăng trưởng về chất (có giớihạn), xác lập trật tự kinh tế thế giới mới. Tiếp theo, vào khoảng giữa những năm70, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đã sử dụng thêm những khái niệmmới: phát triển không phá hủy, phát triển sinh thái với nội dung cơ bản là pháttriển nhưng không phá vỡ cân bằng sinh thái, phát triển một cách thích hợp vớimôi trường, giảm nhẹ tác động xấu vào môi trường tự nhiên xung quanh. Tháng 3/1980, Liên đoàn quốc tế bảo vệ tự nhiên và các nguồn lực thiênnhiên, dưới sự bảo trợ của Chương trình Liên hợp quốc về môi trường và Quỹ toàncầu về bảo vệ thiên nhiên hoang đã đã đưa ra báo cáo Chiến lược toàn cầu bảo vệtự nhiên,trong đó, nhấn mạnh rằng, để phát triển xã hội bền vững phải chú ý cảkhía cạnh kinh tế, tăng trưởng lẫn các yếu tố xã hội và sinh thái, phải quản lý việccon người sử dụng sinh quyển, hệ sinh thái, các loài tạo nên hệ sinh quyển đểchúng có thể mang lại lợi ích bền vững cho các thế hệ hiện nay và giữ gìn tiềmnăng phát triển cho các thế hệ tương lai. Trong những năm 80, các vấn đề sinh thái và phát triển được thảo luận ngàycàng rộng rãi ở nhiều nước, ngoài Câu lạc bộ Rôma còn có Viện nghiên cứuWorld- watch (nhiệm vụ toàn thế giới). Năm 1983, ủy ban quốc tế về môi trườngvà phát triển đã chuẩn bị một bản báo cáo được LHQ công bố năm 1987, trong đóthuật ngữ phát triển bền vững được chính thức sử dụng rộng rãi với nghĩa là sựphát triển lâu dài, bền vững, được giữ gìn, củng cố, duy trì, được bảo vệ. Hội nghịvề Môi trường và phát triển của LHQ năm 1992, đã đánh giá nguy cơ tiềm ẩn củacon đường phát triển truyền thống mà nhân loại đang đi và thông qua quyết địnhcó tính lịch sử, thay đổi quan niệm về đường hướng phát triển của cộng đồng thếgiới do nhận thức được tình trạng sinh thái toàn cầu đang ngày càng xấu đi mộtcách nghiêm trọng. Khẳng định và vạch rõ tính tất yếu của việc chuyển sang con đường pháttriển mới, khác với con đường truyền thống, nhằm duy trì, bảo tồn, tự giữ gìn vàtiếp tục phát triển của nhân loại, đảm bảo tương lai chung của chúng ta, Hội nghịđã nhấn mạnh: phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu củahiện tại nhưng không đe dọa khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau.Điều đó cũng có nghĩa rằng, để phát triển bền vững, cần và tất yếu phải tuân thủnguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa các thế hệ. Nếu không như vậy, nhân loạisẽ phải đối mặt với những mâu thuẫn ngày càng thêm căng thẳng giữa những nhucầu đang tăng lên của chính mình với tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên vàđòi hỏi không được phá vỡ sinh thái. Tính tất yếu của việc chuyển sang phát triển bền vững của nhân loại hiện naycòn bắt nguồn từ chính nhu cẩu phải giải quyết các vấn đề chung, toàn cầu đangngày càng bức thiết và có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống xã hội của mỗiquốc gia, cũng như của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, những vấn đề toàn cầu cóliên quan chặt chẽ với nhau và đều chứa đựng những nguy cơ thực sự về nhữngthảm họa sinh thái khác nhau đối với nền văn minh Trái đất. Chính vì vậy, việcchuyển sang con đường phát triển mới - phát triển bền vững cũng là con đường đểgiải quyết những vấn đề toàn cầu đang đặt ra trước nhân loại. Việc chuyển hướng phát triển từ con đường truyền thống, phát triển khôngbền vững sang con đường phi truyền thống phát triển bền vững xuất phát từ yêucầu và tính tất yếu khách quan của thời đại. Có thể nói, việc lựa chọn con đườngmới đó có ảnh hưởng đặc biệt lớn, thậm chí có ảnh hưởng quyết định đến sự pháttriển trong tương lai của mỗi quốc gia, khu vực, bởi chính nó sẽ là một trongnhững yếu tố quy định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các định hướng ưutiên của sự phát triển cũng như khả năng, triển vọng và sự thảm bại của các nướcvà các khu vực nói chung. Hơn thế nữa, con đường phát triển bền vững cũng sẽquyết định thái độ, lập trường và sự hợp tác của cộng đồng nhân loại trong nỗ lựcphấn đấu vì sự tồn tại vì phát triển của chính nền văn minh trên Trái Đất cũng nhưcủa mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trong khoảng 10 năm, từ Hội nghị về môi trường và phát triển ở Riô đơGiannheirô (Braxin) năm 1992 đến Hội nghị Giôhansenberg (Nam Phi) năm 2002,nội dung của khái niệm phát triển bền vững”, các yêu cầu và mô hình của nềnvăn minh bền vững của tương lai đã có những thay đổi khá căn bản. Ngay saukhi quan niệm phát triển bền vững được chính thức thừa nhận tại Hội nghị Riô đơGiannheirô (Braxin) năm 1992, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: