![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
PHỐ PHÁI
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHỐ PHÁI PHỐ PHÁIở một quán nước ven thành Hà Nội mà một chén nước trắng một xunay trả giá một đồng, chuyện giữa mấy người uống suông đã thấy bốcdần. Từ những linh tinh hạ tầng, họ dồn nhau tới thượng tầng: “Thế nàothì mới được làm người Hà Nội - Thế nào là cái giọng Hà Nội - Tại saonhiều thủ đô có văn hóa trên thế giới, kể cả ta nữa, lại lấy giọng củamột thủ đô để làm chuẩn cho phát âm cả nước. Tại sao, thế nào, vânvân”. Máy miệng, muốn vui góp ngay một vài câu, nhưng tôi đã hoànlại bà quán cái chén tống khô mùi men mong được trở về ngay với tờgiấy trắng cố hữu của mình.Vâng, thưa anh, họa sĩ Bùi Xuân Phái đúng là một người Hà Nội “ngànnăm văn hiến” của chúng ta. Và, mặc dầu không ở Hội âm nhạc (khôngở Hội sân khấu, không ở Hội nhà văn) Bùi Xuân Phái có cái giọng đầyâm sắc của Hà Nội. Màu sắc khối hình, trong cái tương phản và hài hòacủa cấu trúc bức tranh, nhiều khi cứ lẳng lặng mà “nói lên” át cả giọngnhạc giọng thơ, có phải thế không khi nói chung về hội họa?Riêng Bùi Xuân Phái, chưa mấy ai nghe anh tuyên ngôn này tuyênngôn nọ về trường phái gì gì, mà chỉ thấy anh vẽ và vẽ. Vẽ ở toan(toile) căng khung to, vẽ trên giấy cỡ nhỏ hơn bìa tiểu thuyết, vẽ trêngiấy bìa hộp mứt bỏ đi, có bạn tỏ vẻ am tường tiếng Pháp, còn gọi làminipeinture, vẽ cả trên những miếng giấy cứng nhỉnh hơn bao diêm.Sơn dầu, thuốc nước, bột màu, đủ cả. Anh vẽ như con người ta phải hítthở, như người ta phải uống nước đun sôi nước nguội men nồng. Sổ taycủa Bùi Xuân Phái ghi và ghi những nét của vật, của việc của người lúcđộng lúc sững lại. Cái miệng cái cổ cái cánh tay bàn tay ai đó đang phátngôn giữa một buổi họp. Cái dáng một cô áo đỏ một bà áo xanh đangdấn thân vào tim một ngã tư ầm ầm xe máy xe đạp. Nhất định những sổtay tùy thân này đã giúp cho họa sĩ minh họa cho các tuần báo cần đếnảnh chụp nhưng lại còn cần đến vẽ để khắc gỗ hoặc vào bản kẽm. Tôitin rằng nhà văn lúc non tay diễn tả, có lúc tưởng như mình tuột hết vốnchữ rồi, thì nên tìm mà xem những sổ tay ghi chép bằng nét vẽ của cáchọa sĩ sẽ gợi nhiều cho mình và hồi sinh cho mình nhiều chữ tư tưởngrơi rụng rồi.Bùi Xuân Phái vẽ rừng vẽ núi, vẽ sông vẽ biển, bãi cát, đường rừng,đường làng, hậu trường sân khấu chèo, nhưng nhiều nhất vẫn là phố.Phố thủ đô, góc phố Hà Nội, Hà Nội nội thành. Chả thế mà người quen- cả những bạn mới quen - đều gọi anh là Bùi Xuân Phố. Người thưởngthức hội họa hay nhắc luôn đến phố Phái cũng như thường nói đến đĩaSáng (Nguyễn Sáng thi công sơn mài ở mặt bằng tranh, ở mặt trũnglòng đĩa).Tôi quen Bùi Xuân Phái từ hồi còn làm báo, các thứ báo. Cách mạngtháng Tám thành công giành chính quyền, tờ “Văn hóa” ra khổ to bằngcả cái chiếu đông người nằm, có tranh Bùi Xuân Phái. Hà Nội bị chiếmđóng, Phái vẽ phố - phố Hàng Thiếc, lòng phố nghênh ngang một cam-nhông nhà binh Pháp đi bắt lính, bạt che kín bưng. Tranh đề niên hiệu1952 Hà Nội, tên kí của họa sĩ còn dài dòng cả tên cả họ cả chữ đệm(nay, họa sĩ đã giản dị hóa chữ kí thu gọn nét, ý chừng là muốn dànhchỗ cho khối và nét vẽ và chỉ kí gọn thon lỏn Phái). Và Phái càng vẽphố. Phái ta ít vẽ phố mới có những “mái buồn nghe sấu rụng” (thơChính Hữu). Cũng như mọi người vẽ phong cảnh, ngoài chuyện vẽ phố,Phái cũng vẽ bờ cát sông, bãi cát biển, đường làng, đường rừng. Vẽchân dung, vẽ hoa Tết, vẽ con Ngựa nếu âm lịch là năm Ngọ và con Dênăm Mùi, vân vân. Vẽ chèo, có nữ phường chèo, những bộ áo dài màutươi dân tộc của chèo, và cả cái hậu trường y phục chèo; nhưng ngắmcho cùng, thì cả cái gian áo hậu trường chèo ấy cũng chỉ là một ngócngách để ra trò, những con hẻm những lối ngõ. Gì thì gì, Phái vẫn trởvề với phố của mình. Cho đến trưởng nam của họa sĩ Phái cũng vẽ phốHà Nội (một số tranh vẽ thấy dễ thương) cho đến nỗi có nhà báo đã đùa: “Chả biết bức nào là của bố, chẳng rõ tranh nào là của con”. Thế làtranh gia truyền à. Bút pháp gia pháp ấy là nghề nhà à ! (Nhà hiểu theonghĩa vẽ, hiểu theo cả nghĩa kiến thiết thủ đô Hà Nội).Tranh Bùi Xuân Phái cho ta thấy mặt nhà, phố cũ và những mái nhữnggóc phố cũ, những đầu hồi, những cái dấu, những cửa lùa, những máichồng diêm. Nhưng theo lời một số bậc già Hà Nội kể lại cho văn sinhnày, thì thấu qua mặt tiền phố Phái, ta hình dung ra biết bao cái bêntrong của lòng nhà Hà Nội xưa. Cứ hiển hiện ra sân trong có giếng thơi,những tấm cửa bức bàn, cái gác lửng, những tấm cửa đảng, và lan cangác tẩu mã của những ngôi nhà ăn thông từ phố mặt nhà trước ra tớicổng hậu ở phố nhà sau. Chao ôi, phố cũ Hà Nội - nó là như vậy (Cácbốt-tan bưu thiếp kiểu Dieu le Fils thời toàn quyền thống sứ đã chụp lạinhưng nó cũng không phải là như vậy !).Nhớ về Hà Nội xưa từ thuở còn mang danh là Thăng Long, ta đều cùngbiết với nhau rằng Hà Nội có phường có phố từ các nhà Lý Trần và từnhà Trần, đã “Hà Nội 36 phố phường”! Vào cái thuở ban đầu ấy củamột cố đô; nhà cửa Kinh kì chỉ có đất trát, đất nung (gạch). Loại tườngkiên cố và nhà kẻ sang, thì vôi vữa có thêm gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 348 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 335 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 172 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 71 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 68 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 65 2 0 -
10 trang 63 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 62 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0