Danh mục tài liệu

Phòng Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Người Cao Tuổi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.74 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi (NCT) có nhiều dạng khác nhau, trong đó dạng mạn tính hay gặp nhất, gây không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của họ.Các dạng rối loạn tiêu hóaKhi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp. Nhiều NCT than phiền mệt mỏi, không thèm ăn, không muốn ăn. Nhiều người bệnh cho biết, họ không có cảm giác đói và cũng không có cảm giác thèm ăn như những năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Người Cao Tuổi Phòng Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Người Cao Tuổi Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi (NCT) có nhiều dạng khác nhau, trong đó dạng mạn tính hay gặp nhất, gây không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày của họ.Các dạng rối loạn tiêu hóaKhi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công,trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp. Nhiều NCT than phiền mệtmỏi, không thèm ăn, không muốn ăn. Nhiều người bệnh cho biết, họ khôngcó cảm giác đói và cũng không có cảm giác thèm ăn như những năm vềtrước. Đây là một trong những nguyên nhân vì sự suy thoái dần dần của hệtiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm đáng kể bài tiết dịch vị (nước bọt, dịchvị, dịch ruột, dịch mật...).Có không ít NCT khi ăn bị nghẹn cho dù ăn và nhai rất chậm, không vộivàng gì. Có trường hợp để đề phòng nghẹn người ta cho canh vào cơm chodễ nuốt nhưng cũng khó khắc phục được hơn nữa nếu làm như vậy thức ănkhông được nhào trộn kỹ lại càng làm cho dễ nghẹn hơn. Lý do gây nghẹn ởNCT tuổi có thể do các loại cơ ở bộ phận tiêu hóa dần dần bị xơ teo theonăm tháng và vì vậy sự co bóp của đường tiêu hóa cũng sẽ bị giảm đi, nhấtlà các cơ ở thực quản.Do cơ của hệ tiêu hóa suy giảm chức năng và các men tiêu hóa của hệ đườngruột cũng bị suy giảm một cách đáng kể cho nên NCT cũng rất dễ bị sôibụng, đầy hơi, đi ngoài phân không thành khuôn (phân nát), nhất là mỗi lầnăn một số thức ăn nhiều mơ nhiều đạm. Đây cũng là một trong các lý do làmcho NCT ngại ăn, khi có các loại thức ăn bổ dưỡng như bữa cơm có thịt, cócá hoặc rất ngại uống sữa.NCT cũng có thể mắc một số bệnh mạn tính từ trước do không được điều trịdứt điểm khi tuổi cao bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày – tá tràng(viêm, loét hoặc sa dạ dày).Người cao tuổi nên dùng nhiều rau xanh và trái cây để hệ tiêu hóa hoạt độngtốt.Bệnh sa dạ dày ở NCT có thể xảy ra lúc tuổi đã cao mà lúc còn trai tránghoặc trung niên không gặp phải, lý do cũng có thể là do các cơ của thành dạdày bị yếu dần đi theo tuổi tác. Mặt khác do NCT ít vận động, cơ dạ dày vàcơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể làm cho người bệnh lúc nào cũng thấyđầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu và chán ăn. Sa dạ dày ở NCT làm chohọ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc,ngủ không sâu hoặc rất ít ngủ).Các bệnh rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ ở NCT có liên quan mật thiếtvới nhau và thường trở thành một vòng luẩn quẩn, tức là rối loạn tiêu hóalàm cho giấc ngủ không tốt, giấc ngủ không tốt lại làm cho rối loạn tiêu hóatăng lên.Bệnh về gan mật cũng là một trong các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, vì chức nănggan tốt và bài tiết dịch mật ổn định làm cho việc tiêu hóa thức ăn tốt. Khi hệthống gan mật không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa. Một số NCTmắc một số bệnh về gan hoặc một số bệnh về mật cũng làm cho hệ tiêu hóabị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng rất lớn, ví dụ như bệnh viêm gan mạntính, bệnh xơ gan, viêm đường mật mạn tính hoặc sỏi mật.Táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu, đặc biệt táo bón ở NCT vàcũng rất được quan tâm. Người ta tổng kết thấy NCT bị bệnh táo bón cũngchiếm một tỷ lệ đáng kể. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón choNCT nhưng có một số lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêuhóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là do NCT trong cácbữa ăn chính ăn ít rau, quả hoặc không ăn, thêm vào đó lại uống ít nước.Càng ăn ít rau, uống ít nước kèm theo ít vận động, hiện tượng táo bón càngdễ xảy ra và nếu để táo bón kéo dài thì gây nên nhiều biến chứng bất lợi choNCT. Hay gặp nhất trong hậu quả của táo bón ở NCT là người lúc nào cũngcảm thấy mệt mỏi do các chất độc tố có trong phân, trong đó rất nhiều độc tốcủa vi khuẩn ngấm vào máu.Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoàiNCT rất sợ vì phải rặn mạnh mà rặn mạnh thì đau, chảy máu. Chính vì vậy,táo bón lại càng tăng lên, thỉnh thoảng lại xuất hiện cơn đau quặn bụng, nhấtlà đau bụng dưới mà hay gặp nhất là đau vùng hố chậu bên phải làm cho dễnhầm với viêm ruột thừa. Lý do NCT ngại uống nước cũng làm cho táo bóntăng lên bởi vì uống nước sẽ phải đi tiểu nhiều lần nhất là tiểu đêm. Vớinhững NCT có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn và nhất là có sa sút trí tuệ thìđó là điều bất lợi.Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở NCT là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vìmột số bệnh gây rối loạn tiêu hóa ở NCT nhiều khi không cần dùng thuốcmà bệnh cũng có thể khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng bệnhrối loạn tiêu hóa cho NCT là có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với vận động cơthể và có đời sống tinh thần thoải mái.Một số NCT chán ăn, không thèm ăn, người nhà cần động viên và nếu cầnbón giúp trong các bữa ăn, nhất là khi NCT sức yếu, sa sút trí tuệ để làm saolàm cho họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rauhợp khẩu vị để cho NCT ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chấtxơ. Những người đã bị táo bón thì nên cho ăn thêm củ khoai lang luộc, ăncanh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2lít trong một ngày đêm). Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh địnhkỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.Trong các bệnh về rối loạn tiêu hóa ở NCT, vận động cơ thể là điều rất cầnthiết. Vận động cơ thể ở NCT không có nghĩa là phải tập luyện các động tácmạnh mẽ, khó mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùngbụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể). Nếu sức khỏe yếu có thểchỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơnhoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi…Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa vàchia thành t ...