Do tuổi thọ con người tăng, bệnh loãng xương dẫn đến gãy xương đang trở thành một vấn đề lớn đối với phụ nữ cao tuổi. Một bệnh phổ biến và gây nhiều tác hại Hiện nay, số phụ nữ cao tuổi nhiều hơn nam giới. Do tuổi thọ con người tăng, bệnh loãng xương dẫn đến gãy xương đang trở thành một vấn đề lớn đối với phụ nữ cao tuổi. Bệnh thường phát triển thầm lặng, không có triệu chứng rõ rệt, cho đến một ngày nào đó người bệnh bị gãy xương....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng tránh tai biến gãy xương ở phụ nữ cao tuổiPhòng tránh tai biến gãyxương ở phụ nữ cao tuổiDo tuổi thọ con người tăng, bệnh loãng xương dẫn đếngãy xương đang trở thành một vấn đề lớn đối với phụ nữcao tuổi.Ảnh minh họaMột bệnh phổ biến và gây nhiều tác hạiHiện nay, số phụ nữ cao tuổi nhiều hơn nam giới. Do tuổithọ con người tăng, bệnh loãng xương dẫn đến gãy xươngđang trở thành một vấn đề lớn đối với phụ nữ cao tuổi.Bệnh thường phát triển thầm lặng, không có triệu chứngrõ rệt, cho đến một ngày nào đó người bệnh bị gãy xương.Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh, khi cơ thểkhông còn sản sinh ra estrogen hoặc chỉ sản sinh ra rất ítestrogen là loại hoocmon giúp xương giữ độ vững chắc.Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới riêng tại nước Mỹngười ta ước tính có 24 triệu phụ nữ mắc bệnh loãngxương, hằng năm có 1,3 triệu người bị gãy xương. Ở nướcta theo số liệu của các cơ sở điều trị thì các bệnh thoái hóakhớp và loãng xương ở phụ nữ cao tuổi rất phổ biến.Cũng vì vậy, nhiều khi chỉ do trượt chân hoặc do mộtchấn thương nhỏ NCT cũng bị gãy xương, thường là gãycổ xương tay, cổ xương chân, nguy hiểm hơn cả là gãy cổxương đùi.Nặng nhất là gãy cổ xương đùi, phải phẫu thuật và điềutrị phức tạp. Do xương các cụ bị loãng nên nhiều khi chỉngã nhẹ, đập mông xuống sàn nhà cũng có thể bị gãy cổxương đùi dẫn đến những hậu quả rất xấu. Tuổi càng caonguy cơ gãy cổ xương đùi càng lớn vì đây là chỗ phải chịulực lớn nhất do trọng lượng cơ thể phía trên đè xuống vàphản lực từ dưới dội lên.Nhiều cụ đã phải ngồi xe đẩy suốt những năm tháng cònlại của cuộc đời sau lần ngã tưởng như rất nhẹ trên.Thường gặp nhất là các cụ bị trơn ngã trong buồng tắm,chỉ ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà thôi, nhưng rất đaukhông đi đứng được nữa. Đến bệnh viện khám, thầythuốc cho biết đã bị gãy cổ xương đùi, phải mổ và điều trịdài ngày. Có cụ dậy đi tiểu ban đêm, bước xuống giườngvướng chân vào màn bị ngã, hoặc khi thay quần áo comột chân lên, còn một chân đứng trụ không vững nên bịngã ngồi đập mông xuống sàn nhà và cũng bị gãy cổxương đùi. Vì vậy, phải chú ý phòng chống bệnh loãngxương và cố gắng tránh những tai biến gãy xương cho cáccụ.Để đề phòng bệnh loãng xương và tránh tai biến gãyxươngBệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ từ 50 tuổi trởlên, nhưng sự mất mát hao hụt chất xương đã bắt đầusớm hơn, từ sau 35 tuổi, khoảng 50% sự hao hụt này xảyra 7 năm sau mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh loãng xương cóthể tránh được bằng cách sống hợp lí, thí dụ:-Về ăn uống: Chất canxi vô cùng cần thiết cho sự vữngbền của xương, rất cần từ khi còn trẻ. Liều lượng canxicần thiết hằng ngày là 1.200mg đối với người từ 11 đến 18tuổi, 800mg đối với phụ nữ tiền mãn kinh, 1.500mg đốivới phụ nữ sau mãn kinh. Những thức ăn giàu canxi làsữa, các loại cua, ốc, tôm, tép, vừng, cà rốt, rau xanh...-Thể dục thể thao: Đóng vai trò quan trọng trong việc sảnxuất và duy trì các chất xương, đặc biệt đối với phụ nữsau mãn kinh. Thiếu hoạt động thể dục sẽ làm tăng sựhao hụt chất xương.-Người cao tuổi nên cố gắng tránh bị ngã. Việc đi đứng,sinh hoạt hằng ngày trong gia đình phải cẩn thận, nhất làkhi vào những nơi sàn nhà bị trơn ướt như buồng tắm.Tốt nhất là làm thêm tay vịn dọc theo tường trong buồngtắm vì là nơi các cụ dễ bị trượt chân trên nền gạch ướt.Đi lại trong nhà, các cụ cũng nên chọn dùng loại dép cóđộ ma sát lớn.Hiện nay, y học chưa có phương pháp chữa khỏi đượcbệnh loãng xương, nhưng một số loại thuốc có khả nănghạn chế sự mất mát chất xương, tránh được gãy xương,như việc dùng estrogen có thể làm hạ thấp tỉ lệ gãyxương.Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được estrogen.Thuốc này tuy có tác dụng tốt đối với loãng xương và làmgiảm được tỉ lệ gãy xương, nhưng lại làm tăng nguy cơmắc các bệnh ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồngtrứng, ung thư vú, đặc biệt là đối với những người có tiềnsử gia đình mắc những bệnh này, làm tăng các bệnh ở túimật. Vì vậy, việc dùng estrogen phải thận trọng và phảido thầy thuốc chỉ định. Nói chung những người có khối uở vú, gan hoặc niêm mạc tử cung, gia đình có tiền sử ungthư, mắc các bệnh gan hay túi mật... không nên dùngthuốc này. ...
Phòng tránh tai biến gãy xương ở phụ nữ cao tuổi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 118.57 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh cho người già mẹo chăm sóc sức khỏe chăm sóc người già dinh dưỡng người già thực đơn cho người già sức khoẻ người giàTài liệu có liên quan:
-
Bảo vệ sức khỏe cho 'tuổi vàng' ngày hè
5 trang 39 0 0 -
Hay quên là tật của người cao tuổi?
4 trang 39 0 0 -
8 trang 37 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Chăm sóc sức khỏe người già (Phần 3)
7 trang 36 0 0 -
5 trang 35 0 0
-
Người già dễ mắc bệnh về tiêu hóa
4 trang 35 0 0 -
Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào?
3 trang 35 0 0 -
Phương pháp giúp người cao tuổi ngủ ngon
4 trang 34 0 0 -
Đừng bỏ qua tác dụng của nước lọc
3 trang 34 0 0