
QCVN 4-21:2011/BYT
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QCVN 4-21:2011/BYT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 4-21:2011/BYT VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT LÀM DÀY National technical regulation on Food Additive – Thickener HÀ NỘI - 2011Lời nói đầuQCVN 4-21:2011/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm và chất hỗtrợ chế biến biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số01/2011/ TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT LÀM DÀY National technical regulation on Food Additive – ThickenerI. QUY ĐỊNH CHUNG1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lývề chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất làm dày được sử dụng với mục đích làm phụ gia thựcphẩm.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với:2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất làm dày làm phụ giathực phẩm (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân).2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt:3.1. Chất làm dày: là phụ gia thực phẩm được sử dụng để làm tăng độ nhớt của thực phẩm.3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined compendium of food additivespecifications; Joint FAO/WHO expert committee on food additives; Volume 4 - Analytical methods, testprocedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO,2006): Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thửnghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ giathực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.3.6. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.II. YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất làm dày được quy định tại các phụ lục ban hànhkèm theo Quy chuẩn này như sau: Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid alginic 1.1. Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali alginat 1.2. Phụ lục 3 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni alginat 1.3. Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci alginat 1.4. Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với propylen glycol 1.5. alginat Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với agar 1.6. Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với carrageenan và 1.7. muối Na, K, NH4 của nó Phụ lục 8: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm đậu Carob 1.8. Phụ lục 9: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm guar 1.9. Phụ lục 10: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tragacanth 1.10. Phụ lục 11: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm arabic 1.11. Phụ lục 12: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm xanthan 1.12. Phụ lục 13: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm karaya 1.13. Phụ lục 14: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tara 1.14. Phụ lục 15: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm gellan 1.15. Phụ lục 16: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với pectin 1.16. Phụ lục 17: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl celulose 1.17. Phụ lục 18: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl ethyl 1.18. celulose Phụ lục 19: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri carboxymethyl 1.19. celulose Phụ lục 20: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gelatin thực phẩm 1.20.2. Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoạitrừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. Các phương pháp thử được hướng dẫn trongQuy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.3. Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoahọc và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.III. YÊU CẦU QUẢN LÝ1. Công b ố hợp quy1.1. Các chất làm dày phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợpchuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quyđịnh của pháp luật.2. Kiểm tra đối với chất làm dàyViệc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất làm dày phải thực hiện theo các quy định củapháp luật.IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN1. Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy ph ù h ợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này,đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất l ượng, vệ sinh ant oàn theo đúng nội dung đã công bố.2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất l àmdày s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phụ gia thực phẩm chất làm dày tiêu chuẩn ngành qui chuẩn kỹ thuật quy chuẩn việt nam tiêu chuẩn việt namTài liệu có liên quan:
-
Tiêu chuẩn thiết kế - Nền các công trình thủy công
62 trang 166 0 0 -
Giáo trình Phụ gia thực phẩm: Phần 1 - Lê Trí Ân
45 trang 110 0 0 -
Tiểu luận triết học Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
13 trang 90 0 0 -
187 trang 78 0 0
-
DEHP là gì và vì sao bị cấm trong thực phẩm?
3 trang 62 0 0 -
dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng: phần 2 - nxb y học
208 trang 48 0 0 -
Vấn đề cơ bản về an toàn thực phẩm: Phần 1
433 trang 45 0 0 -
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Ứng dụng hương liệu trong thực phẩm
17 trang 43 0 0 -
THIẾT LẬP ĐƠN VỊ VÀ TẠO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM CHO THANH CỐT THÉP TRONG ASD 20111
10 trang 38 0 0 -
Review: Ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm đến sức khỏe
7 trang 38 0 0 -
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm
18 trang 37 0 0 -
Nghiên cứu sản xuất mứt đông gấc
3 trang 35 0 0 -
16 trang 34 0 0
-
7 quy trình chuẩn để tổ chức 1 sự kiện event
3 trang 34 0 0 -
phụ gia và bao bì thực phẩm: phần 1
85 trang 33 0 0 -
Quy chế đấu thầu và văn bản hướng dẫn thực hiện : Phần 2
150 trang 33 0 0 -
18 trang 32 0 0
-
30 trang 31 0 0
-
Giáo trình Phụ gia thực phẩm (Nghề: Chế biến và bảo quản thủy sản) - Trường TC Nghề Trà Vinh
29 trang 31 0 0 -
TCVN 1450: 2009 - Gạch rỗng đất sét nung
5 trang 31 0 0