Danh mục tài liệu

Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.52 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản trình bày khái niệm giao lưu văn hóa; Quá trình Nhật Bản tiếp thu chữ Hán; Quá trình Nhật Bản phát triển chữ Hán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản QUÁ TRÌNH TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ HÁN TỪ TRUNG HOA: TRƯỜNG HỢP NHẬT BẢN Ngô Thanh Hoài, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Thụy Yến Vy, Nguyễn Anh Huy, Mai Ngọc Quỳnh Giang* Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn; CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm TÓM TẮT Chữ Hán là một sản phẩm văn hóa độc đáo có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau khi ra đời và phát triển thì chữ Hán ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó vượt qua cả hàng rào ngôn ngữ và xâm nhập vào các nước láng giềng, gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các nước, tạo ra nhiều mối quan hệ tương đồng trong văn hóa. Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước đây, tuy chưa có mối quan hệ giao lưu văn hóa trực tiếp, song qua các cuộc chiến tranh và con đường giao thương hàng hóa, Nhật Bản cũng dần dần chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán. Là những sinh viên đang theo học Viện Công nghệ Việt - Nhật, việc tìm hiểu đầy đủ các truyền thống văn hóa của Nhật Bản là điều không thể thiếu trong không gian giao lưu văn hóa Việt - Nhật, nhất là khi chúng ta đang ở trong xu thế hội nhập của thế giới, nhóm quyết định thực hiện đề tài: “Quá trình tiếp thu và phát triển Chữ Hán từ Trung hoa: Trường hợp Nhật Bản”. Từ khóa: Chữ hán, Nhật Bản, Trung Quốc, văn hóa, du nhập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Trong sự phát triển của nền văn hóa này, Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên là các nước chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc, thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người Trung Quốc làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên vành đai văn hóa Hán ngữ. Theo một số giả thuyết cho thấy, trong quá trình tiếp thu và hội nhập, người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những chữ Hán này được người Nhật gọi là “和製漢字”, nghĩa là chữ Hán do người Nhật tạo ra. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về Trung Quốc, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người Trung Quốc, được người Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo 1439 Triều Tiên sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn nghĩ đó là hán tự của Trung Quốc. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến, vận động thường xuyên của xã hội, vừa gắn liền với tiến hóa xã hội vừa gắn liền với sự phát triển văn hóa. Giao lưu văn hóa là hiện tượng tất yếu do tính tất yếu của sự tiếp xúc và trao đổi với nhau trong cộng đồng. Có thể nói, chúng vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi. Trong quá trình học tập và nghiên cứu chữ Hán, cụ thể là chữ Hán ở Nhật Bản, chúng ta đều biết rằng chữ Hán bắt đầu từ Trung Quốc và du nhập dần sang các nước lân cận thông qua bằng nhiều con đường: trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hoá,... Trong đó giao lưu văn hoá là con đường đưa chữ Hán từ Trung Quốc sang Nhật mạnh mẽ nhất. 2.2 Quá trình Nhật Bản tiếp thu chữ Hán Trước khi tiếp xúc với Triều Tiên và Trung Quốc, người Nhật chưa có chữ viết rõ ràng. Một số học giả nêu ý kiến cho rằng Nhật Bản đã có một vài loại chữ viết nào đó trước khi quan hệ với các nước láng giềng lục địa. Theo tư liệu lịch sử để lại cho thấy vào đầu Công nguyên, sau khi có tiếp xúc với Triều Tiên, người Nhật đã cố mượn chữ viết của họ tạo chữ viết cho mình. Nhưng việc này không đi đến đâu. Vào hậu bán thế kỉ II sau Công nguyên, chữ Hán được đưa vào Nhật qua hai học giả người Triều Tiên đi truyền bá đạo Khổng. Hai học giả ấy là ACHIKI và WANI ( 玉仁) đã được nhà vua KUDARA thuộc triều đại hoàng đế Ojin (Ứng Thần Thiên Hoàng) 270-312 sau Công nguyên. Họ mang vào Nhật Bản các quyển Luận ngữ (論_語), Thiên tự văn ( 千字文) và Hiếu kinh (孝經). Các loại sách này được viết bằng chữ Hán nên chỉ người Nhật ở tầng lớp trên mới có trình độ nghiên cứu và sử dụng để viết thành tiếng nước họ mà thôi. Mãi đến 300 năm sau (tức thế kỉ V) khi đạo Phật được du nhập vào nước Nhật thì chữ Hán mới phát triển và phổ biến. Căn cứ vào các di tích lịch sử thì đạo Phật vào Nhật năm 507 sau Công nguyên – tức vào thời Hoàng đế KEITAI ( 繼体) (Kế Thể Thiên Hoàng), nhưng cho đến năm 540 dưới triều đại KIMMEI ( 欽明) (Khâm Minh Thiên Hoàng) mới được chính thức công nhận và truyền bá rộng rãi. Do đó chữ Hán phát triển và người Nhật sử dụng, phát âm chữ Hán theo cách 1440 riêng của họ – gọi là âm Hán-Nhật (cũng tương tự như âm Hán-Việt của Việt Nam). Bên cạnh lớp vỏ âm này, họ còn có lớp vỏ âm “đa âm tiết” của tự thân ngôn ngữ Nhật Bản – như âm Nôm của Việt Nam. Vài năm sau, người Nhật đã sử dụng lớp vỏ âm thanh của chữ Hán để ghi âm mà không chú ý đến ngữ nghĩa của chữ Hán ấy. Dấu vết này còn để lại qua các tác phẩm KOJIKI ( 古事記) [Cổ kí sự] được biên soạn từ năm 712 dưới thời GEMMYO (Nguyên Minh Thiên Hoàng), nhưng tiếng Nhật tự thân là đa âm tiết nên phát sinh nhiều bất tiện, trở ngại. Rồi tám năm sau đó (720) vào thời GENSHO (Nguyên Chính Thiên Hoàng), khi biên soạn bộ NIHONSHOKI ( 日本書記) [Nhật Bản thư ký] đã phải dùng hẳn tiếng Trung Quốc thay cho tiếng Nhật – tức là sử dụng cả ngữ nghĩa, còn ngữ âm thì đọc theo âm Hán Nhật cũng như văn tự bằng chữ Nho của ta với vỏ âm Hán Việt. Như vậy vấn đề chữ Nhật Bản vẫn còn tồn tại, dân tộc Nhật Bản luôn suy nghĩ để cải tiến, thay thế cho đến khi tác phẩm mang tên MANYOSHU (万葉集 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: