
Quản lý đô thị gắn với tăng trường xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và hàm ý chính sách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý đô thị gắn với tăng trường xanh tại Việt Nam: Thực tiễn và hàm ý chính sách KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỜNG XANH TẠI VIỆT NAM: THỰC TIỄN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS, KTS. Châu Thanh Hùng Trường Đại học Phan Thiết / Email: cthung@upt.edu.vn Tóm tắt: Đô thị hóa (ĐTH) và dịch vụ hóa là xu hướng phát triển toàn cầu chính. Các thành phố của Việt Nam đang ĐTH nhanh chóng với sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ về kinh tế đã giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sống và mang lại nhiều cơ hội cho hàng triệu người. Tuy nhiên, với tốc độ ĐTH nhanh đã kéo theo một số thách thức về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính vì thế, điều quan trọng là các đô thị của Việt Nam cần phải phát triển theo hướng xanh - đây là phương thức đảm bảo sự phát triển bền vững. Từ khóa: tăng trường xanh, quản lý đô thị, chính sách, bền vững, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Hiện nay cả nước có 867 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 89 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Tỷ lệ ĐTH toàn quốc ước đạt khoảng 40,4% [4]. Tỉ lệ ĐTH tăng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không gian đô thị được mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ và từng bước hiện đại, hạ tầng xã hội đô thị được đa dạng hóa, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ. Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao. Kinh tế đô thị tăng trưởng ở mức cao. Quá trình ĐTH đã mang lại nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, thay đổi diện mạo đô thị. Tuy nhiên, phát triển đô thị cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, khai thác và chuyển đổi sử dụng đất đai chưa hợp lý. Bên cạnh đó, các đô thị cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, nhất là tình trạng BĐKH đang diễn ra với xu hướng ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Có nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ ĐTH và BĐKH, trong đó, thúc đẩy tăng trưởng xanh (TTX) gắn với quản lý phát triển đô thị ứng phó BĐKH được coi là yếu tố then chốt, là chìa khóa để phát triển bền vững. 2. Thực trạng quản lý đô thị gắn với TTX ở Việt Nam Trong những năm qua, chính sách TTX đã được chú trọng ở nhiều ngành, lĩnh vực để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Sau Economy and Forecast Review 209 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hơn 10 năm triển khai thực hiện, Chiến lược quốc gia về TTX đã đạt được một số thành quả nhất định trong việc xây dựng thể chế, kế hoạch hành động tại địa phương, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TTX, huy động nguồn lực của Nhà nước và tư nhân để đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu TTX làm tiền đề cho sự phát triển bền vững. Chính sách TTX đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý, gồm có: (i) Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ban hành ngày 03/06/2013 về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; (ii) Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; (iii) Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014-2020. Riêng đối với lĩnh vực xây dựng, các văn bản pháp lý thể hiện chính sách TTX trong quản lý đô thị, điển hình như: Quyết định số 84/QĐ-TTg, ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị TTX Việt Nam đến năm 2030. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để hướng dẫn việc tổ chức và triển khai thực hiện quản lý đô thị gắn với TTX tại Việt Nam. Chiến lược quốc gia về TTX đã xác định giải pháp đối với ngành xây dựng là xây dựng đô thị xanh (ĐTX), công trình xanh (CTX). Tiêu chí quan trọng của ĐTX, CTX là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế cho thấy, đi cùng quá trình xây dựng và phát triển đô thị, việc nghiên cứu các giải pháp thiết kế kiến trúc “thụ động” nhằm tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong điều kiện khí hậu Việt Nam đều đã được các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng, các địa phương nghiêm túc thực hiện, tuân thủ các quy định hiện hành. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các nhà đầu tư đều đã quan tâm đến “Kiến trúc xanh”. Cụ thể: Quốc hội ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12); Chính phủ cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình kiến trúc hiện hữu cũng như xây mới; Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường. Tại Việt Nam, thời gian qua, cũng đã xuất hiện những công trình xây dựng mới được thiết kế với giải pháp xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng còn rất ít. Theo đánh giá tổng quan của hệ thống mạng lưới CTX châu Á - Thái Bình Dương, hiện chỉ có khoảng 58 công trình xây dựng tại Việt Nam đạt tiêu chí và được chứng nhận CTX. Các dự án CTX của Việt Nam chỉ chiếm 13% năm 2018 và tăng lên 24% vào năm 2021 (Hình 1). Trong số các CTX, Việt Nam có tỷ lệ phát triển CTX chung cư vào năm 2021 cao nhất thế giới, chiếm đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý đô thị Tăng trường xanh Đô thị hóa Dịch vụ hóa Quy hoạch đô thị Đô thị xanh Thúc đẩy tăng trưởng xanh Phát triển bền vữngTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 419 0 0 -
35 trang 360 0 0
-
342 trang 360 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 359 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 354 0 0 -
95 trang 291 1 0
-
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam – Báo cáo chứng minh khái niệm
113 trang 263 0 0 -
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 241 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 234 0 0 -
9 trang 214 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 192 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
200 trang 166 0 0
-
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 165 0 0 -
Những khái niệm mở đầu Đô thị học: Phần 1 - Trương Quang Thao
193 trang 162 1 0 -
Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
6 trang 161 0 0