Danh mục tài liệu

Quản lý hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên HuếQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN VĂN PHÚC1, TRẦN VĂN HIẾU2 1 Trường THPT Tam Giang, Thừa Thiên Huế 2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Quản lý hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về mặt nhận thức; công tác quản lý; việc tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; các điều kiện hỗ trợ giáo dục bình đẳng giới. Vì vậy, việc đề xuất được các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục bình đẳng giới cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là thực sự có ý nghĩa. Từ khoá: Quản lý, bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới, trung học phổ thông.1. ĐẶT VẤN ĐỀBình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ hộinhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụhưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. [2]Bình đẳng giới là 1 trong 17 mục tiêu “phát triển bền vững như một lộ trình để chấm dứtnghèo đói, chống bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm” được Liên hiệpquốc thông qua trong Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030. giáo dụcbình đẳng giới (GDBĐG) cho học sinh (HS) là một trong những nội dung của Chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 để “nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcnữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục vàđào tạo” [3].Nội dung này được thực hiện chủ yếu trong các nhà trường cùng với sự phối hợp củagia đình, cộng đồng và xã hội. Ở lứa tuổi HS trung học phổ thông (THPT), các em cầnđược cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và bình đẳng giới; Sự cần thiết của tạolập bình đẳng giới vì sự phát triển của xã hội; Sự cần thiết của tạo lập bình đẳng giớitrong nhà trường; Kĩ năng tạo lập bình đẳng giới trong các mối quan hệ giữa HS-HS,HS- giáo viên/nhân viên (GV/NV).Thực tế trong những năm qua, hoạt động GDBĐG cho HS ở các trường trên địa bànhuyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai thực hiện và đạt đượcTạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 02(50)/2019: tr. 192-200Ngày nhận bài: 20/10/2018; Hoàn thành phản biện: 12/11/2018; Ngày nhận đăng: 07/12/2018QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH… 193những kết quả bước đầu khá quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động nàyđang bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nhận thức của một bộ phận cán bộ(CB), GV, NV và HS chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDBĐG trong nhàtrường; nội dung, chương trình giáo dục còn nghèo nàn, hình thức tổ chức còn mangtính thời vụ; thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường, sự phốihợp giữa các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên;Các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động ở các trường nhìn chung chưa được quan tâm vàđầu tư đúng mức… Nguyên nhân của những vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố chủquan và khách quan, nhưng trong đó công tác quản lý hoạt động GDBĐG có một vai tròkhông nhỏ. Quản lý hoạt động GDBĐG là những tác động có hệ thống, có kế hoạch củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý ở các cấp, các khâu khác nhau nhằm đảm bảoviệc GDBĐG cho HS đạt mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu này, quản lý hoạt độngGDBĐG ở trường phổ thông cần phải chú trọng thực hiện việc quản lý mục tiêu, nộidung, phương pháp, hình thức, lực lượng tham gia và các điều kiện hỗ trợ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu được thực hiện trên 4 trường THPT của huyện Phong Điền, tỉnh ThừaThiên Huế thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Ngoài ra phương pháp phỏngvấn cũng được sử dụng để nhằm thu thập thêm các thông tin bổ sung cho việc đánh giáthực trạng. Khách thể khảo sát là 149 cán bộ quản lý và giáo viên thuộc 4 trường THPT:THPT Tam Giang, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Phong Điền, THPT Trần Văn Kỷ.Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS.Các nội dung khảo sát được đánh giá bằng ...

Tài liệu có liên quan: