
Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM4.1 Vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc đô thịMỗi vùng địa lý, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng mà ở vùngkhác, dân tộc khác hay quốc gia khác không có được. Các đô thị ở châu Âu khácvới các đô thị ở châu Á, bởi chúng được xây dựng ở những vùng có điều kiện tựnhiên, văn hoá truyền thống, khoa học công nghệ khác nhau. Không gian đô thị rấtcần những diện tích đất cây xanh mặt nước lớn để điều tiết khí hậu đô thị (ChếĐình Lý, 1997). Bởi vậy, trong các dự án thí điểm ở một số thành phố củaIndonesia, India, Japan, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, hệ thống Atlas xanh của các thànhphố (Green Map Atlas) và hệ thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị(Greenstructure and Urban Planning) của tổ chức phi Chính phủ về sinh thái vớicộng đồng Mỹ và Hiệp hội Quy hoạch thế giới được triển khai... có một ý nghĩa tolớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả các dự án này đã đem lạimột thương hiệu đáng tự hào cho các thành phố này Thành phố xanh. Cũng nhưở Việt Nam các đô thị ở mỗi vùng, miền đều có tiếng nói riêng, hơi thở riêng. Cóthể gọi đây là những đặc tính rất riêng của từng đô thị mà ở đó mỗi con ngườichúng ta luôn cảm nhận sự gắn bó tâm hồn mình với thành phố quê hương. Nhữngđặc tính rất riêng của từng đô thị đó chính là giá trị thiên nhiên và nhân tạo trongcấu trúc tổng thể không gian hợp thành. Ðó cũng chính là sự tổng hoà gần gũi,thân thiện giữa con người và thiên nhiên trong phát triển và tồn tại của cộng đồngtrong thời đại mới sống hoà bình thân thiện với môi trườngnhằm đảm bảo xã hội phát triển bền vững.4.1.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong quản lý đô thị Việt NamViệt Nam có hai đô thị lớn đặc trưng cho cái rất riêng đó, Hà Nội phải là đô thịkiểu mẫu trong cả nước về quy hoạch, về kiến trúc, về phát triển kết cấu hạ tầng.nhất là phải đi đầu trong cả nước về quản lý xây dựng, bảo vệ, gìn giữ môi trường,cảnh quan, sinh thái và những đặc hữu vốn có... Nhưng dường như Hà Nội đangthiếu một quy hoạch và xây dựng để vươn lên một tầm cao mới. Đó phải là linhhồn của một chiến lược định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thịHà Nội tương xứng với vị thế là Thủ đô của một nước gần 1000 triệu dân, có nềncông nghiệp cơ bản phát triển vào năm 2020. Hình thái, cấu trúc và diện mạo đôthị Hà Nội với một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại... Một môi trườngsống có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong lành và có văn hoá. Đây là những vấn đềkhông mới của Hà Nội nhưng còn cần phải tiếp tục đầu tư thời gian, trí tuệ, kinhphí. Hà Nội phải là một Thủ đô hiện đại nhưng có bản sắc và đặc tính rấtriêng...Một trong các yếu tố quan trọng của quy hoạch ấy là sự cần thiết phải coitrọng việc hoạch định, bảo lưu một hệ thống cấu trúc xanh trong tổng thể đô thị HàNội, đây cũng chính là một trong những thành phần cơ bản để Hà Nội có đượcnhững đặc tính rất riêng của mình (Ngô Thế Bá, 1997; Nguyễn Đình Hoè, 2001).Theo quan điểm xây dựng bền vững hệ thống cấu trúc xanh được hình thành trêncơ sở lấy hành lang sông Hồng và không gian xanh-mặt nước hồ Tây làm trọngtâm để dẫn dắt lan toả theo các hành lang hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ... Hệ thống các hồ lớn như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Trì,đầm Vân Trì..., tất nhiên nguồn nước mặt của hệ thống sông, hồ này phải đảm bảokhông bị ô nhiễm như hiện nay. Hệ thống các công viên lớn ở trung tâm như côngviên Lênin, Tuổi Trẻ, Thanh Trì... và sự cần thiết có một số công viên tự nhiên(công viên rừng) có quy mô đủ lớn vài trăm ha ở phía Bắc (Sóc Sơn), phía Tây(hành lang sông Ðáy), và phía Nam (Mỹ Ðức-Hà Tây). Coi trọng việc xây dựng,phát triển vành đai xanh vùng ngoại thành với các hệ sinh thái đặc trưng về nông,lâm nghiệp, làng nghề truyền thống... Hệ thống cấu trúc xanh còn len lỏi vào hệthống các tuyến đường giao thông, các khu chức năng đô thị Hà Nội, góp phần chephủ, giảm nhiệt độ hấp thụ đối với những bề mặt diện tích bê tông đồ sộ của cáccông trình xây dựng, hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội thành một đô thị kiểumẫu về môi trường. Trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội cũng cần tiếp cận ngayhệ thống cấu trúc xanh. Bởi cũng chính đây là yếu tố cấu thành nên một quy hoạchmôi trường vùng Thủ đô Hà Nội với một ý nghĩa quan trọng, góp phần làm cơ sởđể nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác... Hình 4.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong các đường giao thông tại Hà NộiNhư vậy, thông qua hai giá trị vật chất căn bản tạo dựng chất lượng môi trườngsống trong đô thị Hà Nội là thiên nhiên và nhân tạo đã được nhìn nhận một cáchtích cực trong phát triển đô thị. Ðiều đó cũng sẽ tạo ra cơ hội để Hà Nội khôngnhững trở thành một thành phố xanh phát triển bền vững mà còn đảm bảo để HàNội có đặc tính riêng, có tính cạnh tranh cao trong xu hướng hội nhập và toàncầu hoá hiện nay. Thực tế cho thấy, cây xanh mặt nước trong đô thị không chỉ làmột trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sốngmà còn tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượngmôi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị.Không thể phủ nhận những cố gắng trong thời gian vừa qua về công tác quản lý xãhội đô thị đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của thành phố Hồ Chí Minh(TPHCM), song cũng có thể nhận thấy công tác quản lý đô thị của chúng ta vẫnchưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh hiện đại. Và cũng chính điều đó đãảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của thành phố. Nhữngyếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế, gây bất an trong xã hội, thậm chí giảmniềm tin của dân chúng... phần lớn là nảy sinh từ sự yếu kém của quản lý đô thị.Vậy làm sao nâng cao tầm quản lý đô thị để xây dựng TPHCM trở thành mộtthành phố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng môi trường Quản lý môi trường Hệ thống cấu trúc xanh Môi trường đô thị Quản lý môi trường đô thị Môi trường khu công nghiệpTài liệu có liên quan:
-
30 trang 264 0 0
-
92 trang 213 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 207 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 197 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 159 0 0 -
13 trang 156 0 0
-
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
69 trang 123 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 114 0 0 -
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM + đánh giá chất lượng nước hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
8 trang 112 0 0 -
Thuyết trình: Hệ thống quản lý môi trường tại công ty cổ phần kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC
28 trang 99 0 0 -
Công cụ kinh tế - Quản lý môi trường: Phần 1
158 trang 90 0 0 -
86 trang 87 0 0
-
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 1 - Võ Đình Long
173 trang 82 0 0 -
17 trang 80 0 0
-
42 trang 68 0 0
-
Giáo trình Nuôi trồng thủy sản - PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương (chủ biên)
59 trang 67 0 0 -
5 năm những công trình nghiên cứu khoa học: Phần 1
63 trang 61 0 0 -
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 6
38 trang 58 0 0 -
Giáo trình Quản lý môi trường: Phần II
49 trang 56 0 0