Danh mục tài liệu

Quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải: Một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm triển khai quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng được Bộ môn Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Thủy sản thực hiện tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải. Kết quả bước đầu cho thấy vẫn tuy vẫn còn một số ý kiến nhưng ý thức cộng đồng địa phương đã được cải thiện. Bên cạnh đó hoạt động của các cơ quan ban ngành chức năng về vấn đề quản lý nuôi tôm nói chung và quản lý môi trường vùng nuôi nói riêng bắt đầu có sự chia sẻ thông tin nhằm cải thiện tình hình phối hợp hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải: Một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 Trường Đại học Thủy sản QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG NUÔI TÔM DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN LƯƠNG CÁCH, XÃ HỘ HẢI, HUYỆN NINH HẢI: MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ KINH NGHIỆM Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và nhóm nghiên cứu Khoa Nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu nhằm triển khai quản lý môi trường vùng nuôi tôm dựa vào cộng đồng được Bộ môn Quản lý Môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Thủy sản thực hiện tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ 10/2004 đến tháng 10/2005 áp dụng một số công cụ truyền thông phát triển có sự tham gia (PDC – Participatory Development Communication). Kết quả bước đầu cho thấy tuy vẫn còn một số ý kiến nhưng ý thức cộng đồng địa phương đã được cải thiện. Bên cạnh đó hoạt động của các cơ quan ban ngành chức năng về vấn đề quản lý nuôi tôm nói chung và quản lý môi trường vùng nuôi nói riêng bắt đầu có sự chia sẻ thông tin nhằm cải thiện tình hình phối hợp hoạt động. I. Mở đầu Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản và các vấn đề môi trường nảy sinh đã trở thành là mối quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây, đặc biệt ở Đông Nam Á. Mặc dù các tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản có thể không lớn nếu so sánh với nhiều hoạt động phát triển khác, tuy nhiên, sự phát triển không được kiểm soát, không có kế hoạch và quá nhanh của ngành ở các khu vực trên thế giới (đáng chú ý là ở Nam và Đông Nam Á, và Nam Phi) đã dẫn đến các tác động môi trường mang tính tích lũy rất đáng ngại (Hambrey và cộng tác viên, 2000). Tại Việt Nam, sự phát triển tự phát của nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đã dẫn đến các vấn đề tương tự. Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận, thuộc hệ thống đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam, góp phần tạo sinh kế cho phần lớn cư dân địa phương từ nguồn lợi mặt nước và thủy sản. Hiện đang có hàng loạt hoạt động sinh kế tại vùng đầm, trong đó nuôi tôm được xem là hoạt động quan trọng có ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động nuôi tôm gần đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự suy thoái chất lượng nước đầm và sự bùng nổ dịch bệnh (Thường và ctv, 2001). Do vậy, việc đinh hướng mang tính chiến lược trong quản lý nuôi tôm đã trở nên cần thiết nhằm đạt được phát triển bền vững. Trên thực tế sự phát triển nuôi tôm tự phát ở Việt Nam và các vấn đề môi trường nảy sinh là rất phức tạp đòi hỏi sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào việc quản lý. Trong thời đại ngày nay, khuôn mẫu phát triển (develoment paradigms) những năm 1960s – 1970s theo hướng “chỉ đạo” (topdown: thực hiện, kiểm soát và giám sát từ Trung ương) thường dẫn đến thất bại do: - Thiếu sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể (các bên liên quan – stakeholder) trong hoạt động nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương. - Không đạt hiệu quả về kinh tế và khó bảo đảm tính công bằng (do thiếu nguồn lực thực hiện). Theo đó, quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng đặc biệt là quản lý tài nguyên ven bờ dựa vào cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và đang được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á, nhất là ở các nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Thailand. Quản lý tài nguyên dựa vào cồng đồng khẳng định mỗi cộng đồng sẽ có ưu thế về kiến thức và kỹ năng mang tính địa phương để “phát triển một chiến lược quản lý có thể đáp ứng nhu cầu và điều kiện của chính cộng đồng” (Pomeroy, 1994; dẫn theo Pháp, 2000). Ở Việt Nam, các nghiên cứu và áp dụng các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng đã đươc triển khai nhiều địa phương miền núi và vùng ven biển. Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ tháng 10/2004 đến tháng 10/2005 với các mục tiêu sau: - Lôi kéo sự tham gia của cư dân địa phương vào quản lý môi trường vùng nuôi tôm. - Cải thiện hoạt động của các bên liên quan (stakeholder) trong quản lý môi trường khu vực nuôi tôm tại địa phương. Bài viết này trình bày một số kết quả bước đầu và các bài học kinh nghiệm từ tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (participatory research approach). II. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng (Dực, 2000) và một số công cụ truyền thông (Guy Bessette, 2004) được áp dụng cho nghiên cứu này. Dưới đây là một số công cụ được sử dụng: 31 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2006 - Dòng thời gian (time-line): được sử dụng để thảo luận với các người am hiểu (key informant) các vấn đề quan tâm. - Phân hạng (ranking): được áp dụng để xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan (stakeholder) đối với dự phát triển kinh tế xã hội và các hoạt động tạo thu nhập địa phương. - Phỏng vấn linh hoạt/ bán cấu trúc (semistructure interview): sử dụng để thu các thông tin về hoạt động tạo thu nhập, trình độ học vấn, điều kiện môi trường và ý thức của người địa phương về vấn đề môi trường nói chung… Nhằm tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng, một số phương thức sau đây đã được áp dụng: - Viếng thăm Ban Quản lý thôn nhằm giới thiệu về nghiên cứu và hiểu thêm về tình hình chung của thôn (dân số, lao động, mức sống, tình hình nuôi nói chung…) và đề nghị cộng tác trong triển khai nghiên cứu. - Thảo luận với các người am hiểu (key informant) về các nguồn lực của thôn, ảnh hưởng của các bên liên quan đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển hoạt động nuôi tôm của thôn, vai trò và ảnh hưởng của các bên liên quan về công tác quản lý môi trường nói chung cũng như nhận thức và hành vi ứng xử của dân làng đặc biệt là người nuôi tôm trong việc bảo vệ môi trường. Các bên liên quan bao gồm các người nuôi tôm có thâm niên (có kinh nghiệm), Ban Quản lý thôn và Chi hội trưởng các chi hội, tổ trưởng các Tổ nuôi tôm tự quản… - Viếng thăm các hộ gia đình nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về nhận định của người dân về vai trò của việc bảo vệ ...