Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất - Thực trạng và khuyến nghị
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 265.63 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai là quản lý tài chính vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu ngân sách của đất nước, là yếu tố quan trọng điều tiết các nguồn lợi từ đất đai nhằm đóng góp vào nguồn thu ngân sách, phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước và lợi ích của toàn xã hội. Bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tiền thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất hiện nay và đưa ra các khuyến nghị liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất - Thực trạng và khuyến nghị HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 169 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. Huỳnh Thị Ái Hậu Trường chính trị Tỉnh Bình Thuận huynhaihau9992@gmail.com TÓM TẮT Đất đai là thành phần không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của con người. Một trong những nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai là quản lý tài chính vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu ngân sách của đất nước, là yếu tố quan trọng điều tiết các nguồn lợi từ đất đai nhằm đóng góp vào nguồn thu ngân sách, phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước và lợi ích của toàn xã hội. Bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tiền thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất hiện nay và đưa ra các khuyến nghị liên quan. 170 | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ KHOÁ: tài chính đất đai, quản lý, thuế đất 1. Giới thiệu Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng và có giới hạn. Việc quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai là một yêu cầu trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý tài chính về đất đai nói riêng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất chính là công cụ kinh tế giúp tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước (NSNN) đặc biệt là nhìn từ cấp độ thu ngân sách tại các địa phương, nguồn thu này góp phần ổn định tài chính vĩ mô, điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu và các bên có liên quan như người sử dụng đất, người bị thu hồi đất. Bên cạnh một số thành tựu trong công tác quản lý tài chính đất đai thì vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong các chính sách quản lý thuế, phí và lệ phí liên quan đến công tác quản lý, quy định pháp luật, phương thức khai thác nguồn lực tài chính, quá trình thực thi. Bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất hiện nay. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho công tác quản lý tài chính về đất đai. 2. Khung lý thuyết và quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai Hiện nay, lý thuyết quản lý đất đai tại Việt Nam được phát triển dựa trên các quan điểm nhận thức về đất đai, giá trị đất đai, hành vi của con người dựa trên quyền sở hữu và tự do trong khuôn khổ thế giới quan của Nguyên lý Tất định, hoặc nguyên lý Bất định và lý thuyết Vị thế - Chất lượng. (Phe & Wakely, 2000) mô tả động học của của việc hình thành và phát triển các khu dân cư đô thị, tức là cơ chế của sự lựa chọn về nơi ở của người dân trong không gian đô thị. Lý thuyết mới này có nội dung khác biệt so với lý thuyết phát triển bởi William Alonso (1964), hiện đang được coi là mô hình chính thống trong kinh tế đô thị. Alonso và những người khác đã dựa HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 171 vào các ý tưởng của Von Thunen (1826) để lý giải việc hình thành và tiến hóa của các khu dân cư đô thị, dựa trên sự đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở. Các hệ quả của lý thuyết Vị thế - Chất lượng đã dẫn đến việc xây dựng thành công một mô hình hoàn toàn mới về cư trú đô thị, trong đó sự đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở trong các mô hình cổ điển của Alonso (1964), Muth (1969) được thay thế bằng sự đánh đổi giữa vị thế xã hội và chất lượng nhà ở. F. Joerin và A. Musy (2006) lại cho rằng trong quản lý đất đai, xung đột diễn ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn. Bất kỳ dự án quan trọng nào trên đất cũng trở nên khó thực hiện. Mô hình MAGISTER (phân tích đa tiêu chí với GIS cho lãnh thổ) đề xuất một phương pháp hỗ trợ quyết định để tích hợp nhiều tác nhân của quản lý đất đai. Thông qua tám tiêu chí, bản đồ này tích hợp đồng thời tính đặc thù của từng địa điểm và các nguyên tắc chung của quản lý đất đai mà những người ra quyết định phải xác định. Việc áp dụng lý thuyết dân chủ có sự tham gia của cộng đồng đối với sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch đất công được ủng hộ rộng rãi. Nghiên cứu cho thấy rằng bản thân việc cân nhắc xã hội không đảm bảo sự hợp tác thành công và việc thiết lập các quy tắc hoạt động và ra quyết định trong nhóm là rất quan trọng. Hơn nữa, mâu thuẫn giữa khái niệm về quyền ra quyết định chung và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý đất đai công cộng trước Quốc hội, Chủ tịch nước và tòa án cần được xem xét thêm (Moote, Mcclaran & Chickering, 1997). Ngoài ra, nền kinh tế và sự bất khả phân chia có liên quan đến các vấn đề quản lý đất đai trong quá khứ, hiện tại và những vấn đề nổi cộm về đất đai. Trong đó, các tiêu chí đánh giá thể chế quản lý đất đai được đề xuất và thảo luận. Cả hai công cụ kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học thể chế có thể được kết hợp một cách sinh lợi trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế học đất đai. Các nhà kinh tế học đất đai truyền thống không phải lúc nào cũng tận dụng tốt nhất lý thuyết hiện có trong việc đánh giá các thể chế quản lý đất đai (Emery N. Castle, 1965). Đối với các quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai, có thể thấy rằng từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Quốc hội đã 04 lần ban hành Luật Đất đai vào các năm 1987, 1993, 2003 ( trong đó có 02 lần sửa đổi, bổ sung năm 1998 172 | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT và 2001) và năm 2013. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản, quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai. Các quy định pháp lý n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất - Thực trạng và khuyến nghị HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 169 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. Huỳnh Thị Ái Hậu Trường chính trị Tỉnh Bình Thuận huynhaihau9992@gmail.com TÓM TẮT Đất đai là thành phần không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của con người. Một trong những nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai là quản lý tài chính vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu ngân sách của đất nước, là yếu tố quan trọng điều tiết các nguồn lợi từ đất đai nhằm đóng góp vào nguồn thu ngân sách, phục vụ cho các hoạt động của Nhà nước và lợi ích của toàn xã hội. Bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tiền thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất hiện nay và đưa ra các khuyến nghị liên quan. 170 | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ KHOÁ: tài chính đất đai, quản lý, thuế đất 1. Giới thiệu Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng và có giới hạn. Việc quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai là một yêu cầu trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý tài chính về đất đai nói riêng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất chính là công cụ kinh tế giúp tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước (NSNN) đặc biệt là nhìn từ cấp độ thu ngân sách tại các địa phương, nguồn thu này góp phần ổn định tài chính vĩ mô, điều tiết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu và các bên có liên quan như người sử dụng đất, người bị thu hồi đất. Bên cạnh một số thành tựu trong công tác quản lý tài chính đất đai thì vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong các chính sách quản lý thuế, phí và lệ phí liên quan đến công tác quản lý, quy định pháp luật, phương thức khai thác nguồn lực tài chính, quá trình thực thi. Bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất hiện nay. Dựa trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho công tác quản lý tài chính về đất đai. 2. Khung lý thuyết và quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai Hiện nay, lý thuyết quản lý đất đai tại Việt Nam được phát triển dựa trên các quan điểm nhận thức về đất đai, giá trị đất đai, hành vi của con người dựa trên quyền sở hữu và tự do trong khuôn khổ thế giới quan của Nguyên lý Tất định, hoặc nguyên lý Bất định và lý thuyết Vị thế - Chất lượng. (Phe & Wakely, 2000) mô tả động học của của việc hình thành và phát triển các khu dân cư đô thị, tức là cơ chế của sự lựa chọn về nơi ở của người dân trong không gian đô thị. Lý thuyết mới này có nội dung khác biệt so với lý thuyết phát triển bởi William Alonso (1964), hiện đang được coi là mô hình chính thống trong kinh tế đô thị. Alonso và những người khác đã dựa HỘI THẢO KHOA HỌC «PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BĐS TRONG BỐI CẢNH MỚI» | 171 vào các ý tưởng của Von Thunen (1826) để lý giải việc hình thành và tiến hóa của các khu dân cư đô thị, dựa trên sự đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở. Các hệ quả của lý thuyết Vị thế - Chất lượng đã dẫn đến việc xây dựng thành công một mô hình hoàn toàn mới về cư trú đô thị, trong đó sự đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở trong các mô hình cổ điển của Alonso (1964), Muth (1969) được thay thế bằng sự đánh đổi giữa vị thế xã hội và chất lượng nhà ở. F. Joerin và A. Musy (2006) lại cho rằng trong quản lý đất đai, xung đột diễn ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn. Bất kỳ dự án quan trọng nào trên đất cũng trở nên khó thực hiện. Mô hình MAGISTER (phân tích đa tiêu chí với GIS cho lãnh thổ) đề xuất một phương pháp hỗ trợ quyết định để tích hợp nhiều tác nhân của quản lý đất đai. Thông qua tám tiêu chí, bản đồ này tích hợp đồng thời tính đặc thù của từng địa điểm và các nguyên tắc chung của quản lý đất đai mà những người ra quyết định phải xác định. Việc áp dụng lý thuyết dân chủ có sự tham gia của cộng đồng đối với sự tham gia của cộng đồng vào quy hoạch đất công được ủng hộ rộng rãi. Nghiên cứu cho thấy rằng bản thân việc cân nhắc xã hội không đảm bảo sự hợp tác thành công và việc thiết lập các quy tắc hoạt động và ra quyết định trong nhóm là rất quan trọng. Hơn nữa, mâu thuẫn giữa khái niệm về quyền ra quyết định chung và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý đất đai công cộng trước Quốc hội, Chủ tịch nước và tòa án cần được xem xét thêm (Moote, Mcclaran & Chickering, 1997). Ngoài ra, nền kinh tế và sự bất khả phân chia có liên quan đến các vấn đề quản lý đất đai trong quá khứ, hiện tại và những vấn đề nổi cộm về đất đai. Trong đó, các tiêu chí đánh giá thể chế quản lý đất đai được đề xuất và thảo luận. Cả hai công cụ kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học thể chế có thể được kết hợp một cách sinh lợi trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế học đất đai. Các nhà kinh tế học đất đai truyền thống không phải lúc nào cũng tận dụng tốt nhất lý thuyết hiện có trong việc đánh giá các thể chế quản lý đất đai (Emery N. Castle, 1965). Đối với các quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai, có thể thấy rằng từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Quốc hội đã 04 lần ban hành Luật Đất đai vào các năm 1987, 1993, 2003 ( trong đó có 02 lần sửa đổi, bổ sung năm 1998 172 | QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT và 2001) và năm 2013. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản, quy định pháp lý về thuế, phí trên đất đai. Các quy định pháp lý n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý nhà nước về thuế Quản lý nhà nước về tiền sử dụng đất Quản lý nhà nước về đất đai Quản lý tài chính Thu ngân sách nhà nước về đất đai Tài chính đất đaiTài liệu có liên quan:
-
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 366 0 0 -
26 trang 348 2 0
-
2 trang 301 0 0
-
Ứng dụng phương pháp thẩm định hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai
9 trang 231 0 0 -
Quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
9 trang 201 0 0 -
10 trang 185 0 0
-
Sử dụng công cụ giá đất và định giá đất trong quản lý kinh tế đất theo cơ chế thị trường ở Việt Nam
22 trang 143 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý tài chính của Liên đoàn Lao động thành phố Quảng Ngãi
102 trang 136 0 0 -
19 trang 120 0 0
-
6 trang 119 0 0