
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN - TS. LÊ THỊ MINH HẰNG (Đồng chủ biên) LỜI MỞ ĐẦU Từ thập niên 2000 các doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục. Để ứng phó với những thách thức này, các doanh nghiệp phải kiện toàn hoạt động sản xuất bắt đầu từ việc mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực đến việc khuyến khích khách hàng tham gia trong quá trình sáng tạo giá trị. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung. Vì thế, việc phân tích và quản lý chuỗi giá trị với mục tiêu tối đa hóa giá trị toàn hệ thống thông qua việc hợp tác với nhà cung cấp, khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất. Sự thay đổi đang diễn ra trên mọi phương diện: quản trị chất lượng đã làm thay đổi nhanh chóng cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh; thị trường toàn cầu đã thúc đẩy định nghĩa lại cơ cấu cạnh tranh của nhiều ngành; sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ chức và không gian làm việc; sự gia tăng nhanh chóng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế. Các tổ chức đang thực hiện tái cấu trúc và thiết kế lại để gọn nhẹ, linh hoạt và thích ứng hơn với sự thay đổi; các nhà quản trị ở mọi lĩnh vực và ở tất cả các cấp trong tổ chức đều cần phải có khả năng thực hiện các phản ứng đón đầu, định hướng theo nhóm và tập trung vào kết quả. Để thành công, các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần thiết để thích ứng với yêu cầu. Quản trị chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về quản trị chuỗi cung ứng bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng. Để xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả, tất cả các thành viên trong tổ chức đều phải thông hiểu và hỗ trợ chứ không chỉ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động của chuỗi cung ứng Cuốn sách cũng cung cấp một sự tổng hợp khá toàn diện hệ thống các quan điểm (lý thuyết) về quản trị, quản trị chuỗi cung ứng và đặc biệt các cấu thành tác nghiệp khi quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường mang tính toàn cầu và năng động. Sự định hướng mang tính ứng dụng trong quá trình biên soạn cuốn sách sẽ cung cấp cho người đọc cơ hội để hiểu và vận dụng những kiến thức cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng cũng như giúp bạn thấy rõ hơn vai trò quan trọng của chính người đọc, nhà quản lý, người làm chính sách…trong việc quản trị chuỗi cung ứng thành công. Cuốn sách được thiết kế thành 7 chương theo ba khối kiến thức chính: (1) nhận thức tổng quát về quản trị chuỗi cung ứng và quá trình phát triển của quản trị chuỗi cung ứng; (2) định hình chiến lược và kế hoạch tổng thể về quản trị chuỗi, và (3) thực hành các chức năng tác nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng. Trong quá trình biên soạn cuốn sách, nhóm tác giả đã nhận được những góp ý hết sức quý báu từ các chuyên gia và đồng nghiệp tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Những đóng góp này đã giúp nhóm biên soạn rất nhiều trong quá trình hiệu chỉnh và cập nhật thông tin. Chúng tôi hy vọng cuốn sách không chỉ là tài liệu hữu ích giúp sinh viên phát triển tri thức về Tập thể biên soạn Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng -5- CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Mục tiêu của chương: Định nghĩa chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng Vai trò và lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Các yếu tố chính của quản trị chuỗi cung ứng I. TẠI SAO QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Trong thập niên 1980, các công ty phát hiện ra rằng các chiến lược và công nghệ sản xuất mới cho phép họ giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường khác nhau. Các chiến lược như sản xuất vừa đúng lúc, kanban, sản xuất gọn nhẹ (lean manufacturing), quản trị chất lượng toàn diện, và các chiến lược khác trở nên phổ biến, và nhiều nguồn lực đã được đầu tư để thực hiện các chiến lược này. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, sự thật là nhiều công ty đã cắt giảm chi phí sản xuất càng nhiều khi có thể. Nhiều trong số các công ty này đang khám phá rằng quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là bước kế tiếp họ cần phải thực hiện để gia tăng lợi nhuận và thị phần. S U P P Y C H A I N M A N A G E M E N T A A A A A A A A A A A TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Trong năm 1962, Sam Walton mở một cửa hiệu chiết khấu ở Rogers, Arizona. Ông thu hút khách hàng bằng sự kết hợp giá thấp và cung ứng số lượng lớn các sản phẩm cùng với thái độ phục vụ thân thiện. Sam gọi cửa hàng đó là Wal-Mart và việc kinh doanh thành công nhanh chóng đến nỗi ông đã phải mở nhiều chi nhánh sau đó. Trong năm 1983, ông thành lập câu lạc bộ Sam cho các thành viên và sau đó là siêu trung tâm bán hàng tạp hóa đầu tiên vào năm 1998. Đến 1991, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ dẫn đầu ỏ Mỹ, và bắt đầu lộ trình mở rộng ra quốc tế. Công ty mở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị chuỗi cung ứng Ebook Quản trị chuỗi cung ứng Cấu trúc chuỗi cung ứng Hoạch định chuỗi cung ứng Chiến lược chuỗi cung ứng Dự báo nhu cầuTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG
179 trang 262 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
99 trang 169 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết chuỗi cung ứng (áp dụng tại công ty Vinamilk)
18 trang 146 0 0 -
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
99 trang 78 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm
97 trang 68 0 0 -
18 trang 68 0 0
-
Tiểu luận : Chuỗi cung ứng của Samsung
18 trang 64 0 0 -
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
315 trang 63 0 0 -
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - Chương 3: Mua hàng và quản lý nguồn cung
19 trang 63 0 0 -
Đề tài: Tìm hiểu về chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk
25 trang 60 0 0 -
Bài giảng Quản trị Marketing: Chương 4 - Lê Cao Thanh
64 trang 57 0 0 -
Bài giảng Mô hình toán học ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng - ThS. Ngô Thị Phương Anh
24 trang 54 0 0 -
Phát triển chuỗi cung ứng bền vững: Một số khía cạnh lý thuyết và minh họa tại Tập đoàn An Thái
8 trang 53 0 0 -
21 trang 48 0 0
-
Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
229 trang 47 0 0 -
Phân tích chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam
30 trang 45 0 0 -
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng của Vinamilk
22 trang 41 0 0 -
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng - ĐH Thương Mại
trang 39 0 0 -
25 trang 38 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị chuỗi cung ứng trong nhà hàng, khách sạn
15 trang 37 0 0