Danh mục

Tiểu luận: Lý thuyết chuỗi cung ứng (áp dụng tại công ty Vinamilk)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 145      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Lý thuyết chuỗi cung ứng (áp dụng tại công ty Vinamilk) trình bày về tổng quan lý thuyết chuỗi cung ứng, các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuỗi cung ứng. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng: Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Lý thuyết chuỗi cung ứng (áp dụng tại công ty Vinamilk) Tiểu luận LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG 1 NỘI DUNG PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG I. Các khái niệm. II. Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng. III. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuỗi cung ứng. IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng: V. Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng. VI. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng. PHẦN 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK I. Giới thiệu sơ lược về Vinamilk. II. Chuỗi cung ứng của Vinamilk. PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG I. Các khái niệm: 1. Khái niệm về chuỗi cung ứng 2 Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau: Các Các Các Nhà Khách nhà nhà nhà bán l hàng cung máy kho c p Các yếu tố của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối (nhà bán sỉ), nhà bán lẻ, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ Ba điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng: + Có tính tương tác cao + Ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu + Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả kênh phân phối 2. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Quản trị nhu cầu: là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng; là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing. Quản trị Logistics : nếu định nghĩa theo nghĩa hẹp thì Quản trị logistic là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng (khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài), còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quản trị chuỗi cung ứng. II. Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng 3 Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới … Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ. Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên. Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về mức độ tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải suôn sẻ và không gặp trở ngại. III. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng Để có được những cải tiến, cần tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau. Bằng một số cách sau: - Lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, - Tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, - Cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn... Cần thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng. IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. Tiếp theo là phát triển cách đánh giá kết quả có được nhờ pha trộn những cách kết hợp khác nhau đối với các yếu tố dẫn dắt. Chúng ta hãy tìm hiểu từng yếu tố dẫn dắt một. 1. Sản xuất Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Quyết định cơ bản đặt ra cho các giám đốc khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả. Nếu các nhà máy và kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng. Mặt khác, công suất dư thừa không phát sinh lợi nhuận. Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả. 4 2. Hàng tồn kho Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọ i thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt. 3. Vị trí Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: