
Rắn Hồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rắn Hồngvietmessenger.com Nhã Ca Rắn HồngChương 1Tháng Bẩy năm Quí Mùi (1883), đời vua Hiệp Hòa, hải quân Pháp do tướng Courbet vàToàn quyền Harmand chỉ huy tiến đánh cửa Thuận An. Trong ba ngày, từ 15 tới 18 tháng 7,thành Trấn Hải vỡ. Quan trấn thành là Lê Sỹ cùng Lê Chuẩn tử trận. Hai ông Lâm Hoành vàTrần Thúc Nhẫn thì nhẩy sông tự tử.Trận chiến thất thủ Trấn Hải Đài đưa tới việc triều đình Huế phải ký hòa ước Quí Mùi 23tháng 7, dâng trọn nước Nam cho người Pháp, chỉ được sử sách ghi sơ lược như trên.Riêng ngư dân Cửa Thuận, hơn nửa thế kỷ sau, còn bảo nhau: đêm đêm, nhìn lên Trấn HảiĐài, vẫn thấy quan trấn thành Lê Sỹ cưỡi một con hồng xà đôn đốc ba quân xáp chiến vớigiặc trên bờ thành.Sao ông Lê Sỹ không cưỡi ngựa hồng mà lại cưỡi rắn hồng?Cô bé Mi Ki, từng sống thời thơ ấu ngay trong khu Trấn Hải Đài, nói:Đâu thấy con ngựa nàọ Chỉ toàn rắn là rắn. Chính mệ Ủy cũng gọi rắn là ngựa hồng củamệ.Mệ Ủy từng là bạn già của cô bé. Thời ông Lê Sỹ đã có mệ. Thời Pháp, thời Nhật, thời ViệtMinh lên rồi lính Tây trở lại, đều có mệ cả. Có hồi cô bé còn nghe người ta nói mệ Uỷ chínhlà rắn, con rắn biết lột vỏ sống đời, vì mệ sống lâu cả trăm tuổi.***Nhà mệ Ủy nằm sát phía bờ ngoài của thành lũy bao quanh Trấn Hải Đàị Ngay cạnh nhà, cócây bồ đề mọc chòi lên bờ thành. Cây cũng cổ thụ lắm, rễ đâm từ trên thân xuống từngchùm, quấn quít, quằn quại, nhìn xa như một ổ rắn khổng lồ.Căn nhà tuy cũ kỹ, thấp, tối, nhưng có những cột gỗ lim chạm trổ hình rồng phượng. Cột tobằng cả vòng tay người lớn ôm. Bên này câu liễn, bên kia câu đối sơn son thiếp vàng. Bànthờ lớn, chiếm hết căn giữa, bày chi chít bài vị, trùm một loạt khăn đỏ khăn vàng, lâu đời rồi,cái sờn cái rách. Nhà cửa tối tăm nhưng loại này khi xưa, cũng là hạng giàu có, quan gia chiđây.Mệ Ủy sống với một người con trai cũng đã già, tóc râu điểm muối tiêu, nhưng dáng ngườivạm vỡ, mặt vuông, hồng hào, có nét uy nghiêm mà cũng có nét phúc hậụ Có năm, đoànhát bội về diễn tích Quan Công, dân làng đi coi, chê: Để cho anh Ủy đóng Quan Công mới làhợp. Người con trai tên Ủy, không thấy có vợ con, người trong làng lớn nhỏ gì cũng gọi làanh Ủy, còn bà già, gọi là mệ Ủỵ Có phải là dân các Mệ trong nội ra không? Liên hệ gì giòngdõi hoàng tộc mà kêu bằng mệ. Đâu ai biết!Làng Thuận An là một dải đất bao quanh phá, sông, biển. Cả vùng đất ẩm, chỉ duy nhất mộtngọn đồi Trấn Hải Đài cao ráọ Chim chóc cũng nhiều, làm tổ trên các cành cao cành thấp,trứng chim cun cút, thứ chim lủi trong bụi như gà, không bay caọ Các loài chim, trứng chimlà thức ăn bỗ dưỡng cho rắn. Thôi thì đủ loại rắn, cắc kè, thằn lằn, làm như hàng trăm ngànloài bò sát đều dồn lên khu đồi Trấn Hải.Suốt cả con đường rộng dẫn tới làng, hai bên đều đất đồi hoang soai soải, chỉ duy nhứt cócăn nhà của mệ Ủy, không hiểu sao lại lọt vào đây.Dân làng đồn rằng, ông Lê Sĩ chết vào giờ thiêng nên linh lắm. Dân chài ra biển từ nửakhuya, nhìn lên, thấy trên cửa thành ông Lê Sĩ cưỡi con hồng xà đốc quân xáp chiến, haibên quân lính đánh nhau, còn nghe cả tiếng binh khí va chạm chát chát. Đó là những đoànquân đã thành ma, đến giờ thiêng thì sống lạị Có thể vì ông Lê Sĩ cưỡi con Hồng Xà, nêndân làng không dám giết rắn, nhất là rắn trong cổ thành. Nhưng mệ Ủy thì khác. Dân làngkháo nhau là bà ta ăn thịt rắn mà sống!Mệ Ủy là khắc tinh của loài rắn. Không biết từ bao lâu và bằng cách nào, mệ Ủy bắt rấtnhiều rắn, nhốt vào những lồng kín, giao hàng cho một số ghe chài từ các nơi ghé nhận.Người ta đồn, mệ Ủy đã bắt được một con hồng xà, mình thon, nhỏ mà dài hơn thước, trênlưng, chạy từ cổ tới đuôi một lằn dài đỏ hồng như lửa than cháy sáng. Đúng là loại rắn quíông Lê Sỹ cưỡi thay chiến mã. Vậy mà mệ Uỷ vẫn lột da, bằm thịt, nấu nướng bằng được.Dọn lên, hai mẹ con cùng ăn. Mệ Uỷ ăn thì không sao, nhưng anh Ủy ăn xong, trợn trắngmắt, ngã vật xuống. Lúc cứu tỉnh thì anh méo miệng, đơ lưỡi, ú ớ mà không phát ra tiếngngười được nữạ Càng ngày người anh càng rút nhỏ lại, và nằm liệt một chỗ.Từ đó, vào những đêm trăng sáng, có bóng người cao lêu khêu, trắng toát, xõa tóc cầmchiếc thanh la đi quanh bờ thành màø gõ. Đó là mệ Ủy, bà gõ thanh la cho con hồng xà đựccó vồng lửa than hồng trên lưng phải ngóc đầu lên, bò ra cho bà bắt. Mệ Ủy quả quyết hồngxà có cặp. Máu thịt con mái trong người anh Uỷ đang... động đực. Chỉ cần lấy máu con hồngxà đực là Mệ sẽ cứu được anh Ủỵ Rắn thì vẫn vô số đó. Nhưng không thấy con hồng xàđực. Phải làm cho nó bà trở nên điên loạn, giữa đêm trăng bà thường kêu la:Ngựa hồng ta đâụ Bớ ngựa hồng...Vậy là con rắn hồng đã biến thành ngựa hồng. Chiếc thanh la cùng gào lên với mệ Uỷ.Nhưng đêm thì vẫn đui vẫn điếc.***Trấn Hải Đài nằm trên ngọn đồi cao, phía trước nhìn xuống cái vịnh nhỏ, phía sau, đồi trườnsoai soải dẫn tới một khúc sông cụt. Tiếp nữa là bãi cát và rừng đương xanh rì, nối liền hailàng Thái Dương Thượng, Thái Dương Hạ, xuống tận làng Eo, làng Hà, làng Trài, chạy dọcsong song với con đê cao ngăn sóng mùa bão lụt. Qua con đê, là bãi cát trắng phau, soảidài đón những đợt sóng liếm láp ngày đêm.Pháp đi, Nhật tớị Trấn Hải Đài không còn là đồn binh mà thành Sở Công Chánh. Có hồichiến tranh lộn xộn, sở công chánh rút về thành phố Huế. Cả một Trấn Hải Đài mênh mông,chỉ còn để lại gia đình một nhân viên ở lại trông coị ông chồng được gọi là thầy Thông, vìông ta làm thông ngôn thời Pháp, cả thời Nhật, và là một trắc họa viên của Sở Công Chánh.ông bà Thông có hai con, một trai, một gáị Mi Ki chính là đứa con gái, hồi đó mới chừngnăm sáu tuổị Cả nhà, chỉ có bốn mạng kể trên, hàng ngày sống trong khu thành Trấn Hảiđầy rắn.Cả làng không có lấy một trường tiểu học, đa số người già, có chút đỉnh chữ Nôm cũngkhông dùng làm gì giữa lúc giao thời nàỵ Cho nên đơn trương, khai sanh, khai tử, các thứgiấy cho thủ tục hành chánh, dân làng Thuận An thời đó đều nhờ thầy Thông giúp. Dứt liênlạc với Sở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rắn Hồng truyện ngắn văn học hiện đại văn học Việt Nam câu chuyện quê hương Nhã CaTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 404 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 363 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 175 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 160 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 153 6 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 138 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 135 0 0 -
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 129 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 126 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 114 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 114 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
112 trang 110 0 0
-
229 trang 105 0 0
-
4 trang 98 0 0
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 98 4 0