Danh mục tài liệu

Rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp: Ảnh hưởng của phát thải carbon tại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 641.10 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rủi ro biến đổi khí hậu đang nổi lên như một rủi ro đáng kể cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ những tác động của rủi ro biến đổi khí hậu lên rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro biến đổi khí hậu và rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp: Ảnh hưởng của phát thải carbon tại Việt Nam RỦI RO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ RỦI RO VỠ NỢ DOANH NGHIỆP: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT THẢI CARBON TẠI VIỆT NAM Phạm Hữu Hà Học viện Hàng không Việt Nam Email: haph@vaa.edu.vnMã bài: JED-1988Ngày nhận bài: 09/09/2024Ngày nhận bài sửa: 26/11/2024Ngày duyệt đăng: 24/01/2025DOI: 10.33301/JED.VI.1988 Tóm tắt Rủi ro biến đổi khí hậu đang nổi lên như một rủi ro đáng kể cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ những tác động của rủi ro biến đổi khí hậu lên rủi ro vỡ nợ doanh nghiệp. Bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), mẫu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022 với tổng 1.321 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có lượng khí thải carbon và cường độ phát thải carbon (đại diện cho rủi ro biến đổi khí hậu) cao sẽ có nhiều khả năng vỡ nợ hơn. Lượng khí thải carbon ít tác động hơn đến khoảng cách vỡ nợ sau cú sốc đại dịch Covid-19. Từ đó, nghiên cứu cung cấp một số hàm ý chính sách như các cơ quan xếp hạng tín dụng, ngân hàng, nhà đầu tư nên đưa rủi ro biến đổi khí hậu vào danh mục đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời để thích ứng với sản xuất “xanh”, giảm phát thải carbon. Từ khóa: Khó khăn tài chính, rủi ro biến đổi khí hậu, rủi ro carbon, rủi ro vỡ nợ. Mã JEL: G22, G24, G28, G3, G32, G33 Climate change risk and corporate default risk: The impact of carbon emissions in Vietnam Abstract Climate change risk is emerging as a significant threat to businesses. This study was conducted to clarify the impacts of climate change risk on corporate default risk. Using the Generalized Least Squares (GLS) method, the research sample comprises listed companies in Vietnam during the period 2012–2022, totaling 1,321 firms. The results indicate that firms with higher carbon emissions and carbon emission intensity (representing climate change risk) are more likely to face default. The impact of carbon emissions on the distance to default is less pronounced following the shock of the COVID-19 pandemic. Based on these findings, the study provides several policy implications: credit rating agencies, banks, and investors should incorporate climate change risk into their risk assessment frameworks for businesses. At the same time, companies need to take timely measures to adapt to “green” production and reduce carbon emissions. Keywords: Carbon risk, climate change, default risk, financial distress. JEL Codes: G22, G24, G28, G3, G32, G33Số 332 tháng 02/2025 12 1. Giới thiệu Khi biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu được quy định chặt chẽ hơn bởi các chính phủ (đặc biệt làdưới dạng cơ chế định giá carbon), vì vậy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm (Krueger& cộng sự, 2020). Đặc biệt Việt Nam đã tham gia hiệp định Paris 2015 và tại Hội nghị thưởng đỉnh COP26chính phủ Việt Nam đã cao kết phát thải ròng bằng “0” (net zero) vào năm 2050, điều này sẽ dẫn đến áp lựclớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và các chủ thể kinh tế khác. Các nghiên cứu gần đây đang làm sáng tỏtác động của biến đổi khí hậu đối với giá trị tài sản do các ngân hàng và doanh nghiệp nắm giữ. Battiston(2017) phát hiện ra rằng lĩnh vực sử dụng nhiên liệu hóa thạch liên quan đến chính sách khí hậu lớn và cónguy cơ khủng hoảng tài chính cao. Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, rủi ro vỡ nợ của doanhnghiệp có liên quan đến rủi ro biến đổi khí hậu (Battiston & cộng sự, 2023). Nghiên cứu thực nghiệm đềxuất rằng đổi mới công nghệ làm giảm phát thải carbon góp phần cải thiện hiệu suất doanh nghiệp trong bốicảnh biến đổi khí hậu (Bannier & cộng sự, 2022). Các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất với carbon thấpcó tác động làm giảm rủi ro vỡ nợ (Gutiérrez-López & cộng sự, 2022). Rủi ro biến đổi khí hậu đến từ haikía cạnh, (i) rủi ro chuyển đổi, (ii) rủi ro vật lý. Rủi ro chuyển đổi đến từ định hưởng chuyển đổi nền kinhtế sang phát thải carbon thấp bằng các biện pháp như ban hành các quy định về môi trường, định hướng củanhà nước nhằm trung hòa carbon, xây dựng quy định tính tín chỉ carbon, thay đổi công nghệ, đánh giá lại tàisản và làm tăng chi phí vốn. Ngược lại rủi ro vật lý đến từ các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra do biếnđổi khí hậu như nhiệt độ tăng, bão, nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt và sóng nhiệt (Network for Greening theFinancial System, 2019). Một vài nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa rủi ro biến đổi khí hậu và rủi rotín dụng, rủi ro phá sản và tình trạng khó khăn tài chính của doanh nghiệp (Capasso & cộng sự, 2020; Ding& cộng sự, 2023; Feng & cộng sự, 2024). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nền kinhtế phát triển và chưa nghiên cứu sâu về tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đối với các doanh nghiệp tại cácquốc gia đang phát triển như Việt Nam. Theo hiểu biết của tác giả, đây là một trong những nghiên cứu thựcnghiệm bằng phương pháp định lượng đầu tiên phân tích tác động của rủi ro biến đổi khí hậu đến khoảngcách vỡ nợ của các doanh nghiệp niêm yết Việt nam. Nghiên cứu này đóng góp cho văn học như sau. Đầutiên, tác giả điều tra xem liệu rủi ro khí hậu, được đo bằng mức phát thải CO2 và cường độ carbon, có liênquan đến khoảng cách đến ...

Tài liệu có liên quan: