
SÁNG TÁC CỦA NỮ TÁC GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁNG TÁC CỦA NỮ TÁC GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH SÁNG TÁC CỦA NỮ TÁC GIẢ TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Khai mạc triển lãm của Câu lạc bộ Nữ Tác giả Đã thành thường lệ từ 40 năm nay vào dịp tháng 10 tháng của ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10) một phòng tranh của Câu lạc bộ Nữ tác giả đã được khai mạc tại Hà Nội . Nếp sinh hoạt này như một động lực khuyến khích các thế hệ nữ họa sĩ, nhà điêu khắc không rời bảng màu, nét bút với những chuyến đi sáng tác hào hứng. Điều hạnh phúc dành cho tôi trong 40 năm qua là được có cơ hội theo dõi bước đường sáng tác của các chị. Mỗi năm lại được xem một phòng tranh, được gặp gỡ những khuôn mặt bạn bè không hề thay đổi theo tuổi tác, với những tác phẩm không quá xa vời to tát nhưng thấm đượm tình cảm nhân ái khiêm nhường của phụ nữ Việt Nam. Những buổi khai mạc tác phẩm của các chị - phần lớn đang sống và làm việc tại Hà Nội - là cuộc họp mặt đông đủ những tác giả mà tác phẩm của mỗi người có tác động đến diện mạo nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại góp một tiếng nói chung trong khuynh hướng mỹ thuật thời kỳ đổi mới, hội nhập. ở phòng tranh thường niên Nữ tác giả mà chúng ta đã xem bao giờ cũng là sự hội tụ các thế hệ tác giả người nhiều tuổi nhất, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim tiếp đó là các họa sĩ Nguyễn Minh Mỹ, Trần Thanh Ngọc, Vũ Giáng Hương, Lê Thị Kim Bạch, Nguyễn Thị Mộng Bích, Đặng Hồng Hải, Nguyệt Nga những tên tuổi đã ghi dấu ấn đầu tiên từ năm 1963 với những triển lãm mở đầu cho việc hình thành một câu lạc bộ giành cho các nữ tác giả. Theo dòng thời gian kế tiếp các thế hệ nữ họa sĩ thứ hai, thứ ba vẫn bên nhau thắm đậm, hài hòa trong phong độ, cốt cách tao nhã, đề tài quen thuộc nhẹ nhàng tình cảm như hoa trái, tĩnh vật, phong cảnh, trẻ em, tình mẫu tử và hình như những đề tài này cũng khá thích hợp với các chị. ở phòng tranh năm nay nét nổi bật là các chị đã cố gắng mở rộng đề tài phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, sức sáng tạo bền bỉ với những tác phẩm hướng tới ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, những tác phẩm về năm tháng bình yên hạnh phúc với cái nhìn hướng thiện: Mùa thu Hà Nội - Lụa của Vũ Giáng Hương, Hoa trên phố cổ – Sơn mài của Tạ Phương Thảo, Chiến lũy Hà Nội - sơn dầu của Vũ Thanh Yên, Thời khắc dời Hoa Lư về Thăng Long - in tổng hợp của Đặng Bích Ngân, Chợ hoa Nghi Tàm - sơn dầu của Trần Tuyết Nga, Một thời đạn bom - Acrylic của Ngô Thiên Kim. Các chị đã không tiếc công sức tái hiện những ký ức đẹp đẽ của một Hà Nội hào hoa mà bi tráng, một Hà Nội bình yên xưa cũ mà trí tuệ, cảm thức nghệ thuật từ hiện thực sống động được ghi nhận trên nhiều tác phẩm qua năm tháng đã nói lên điều may mắn của các chị khi được chứng nghiệm những biến thiên của lịch sử. Những chứng nghiệm không dễ mấy ai có được. Qua các tác phẩm người xem còn thấy các chị có mặt ở nhiều nơi: Vũ Bạch Hoa, Hà Khanh đến Vịnh Hạ Long, Vũ Tuyết Mai đón Bình minh ở Bản Mỗ, Nguyễn Thị Phúc trên Đường về Tả Vạn, Chu Thị Thánh rời Hà Nội đến với Sapa mùa xuân... Ta lại gặp Đỗ Thị Ninh đắm đuối đề tài những ngôi chùa cổ rêu phong, bức sơn mài Cầu Bối Khê gợi lại những tranh sơn mài trước đây với bút pháp vững vàng thanh thoát, lối diễn tả mảng không vờn khối, chị đã tạo không gian xa gần trong quan niệm. Đứng trước tranh sơn mài của Đỗ Thị Ninh ta thấy ánh sáng không chói chang mà lung linh lan tỏa, hiện hữu và cả trong tâm tưởng. Sau khi hoàn thành bản luận văn cao học “Những ngã rẽ của sơn mài Việt Nam” Trần Thị Doanh vững vàng hơn nhiều trong các tác phẩm sơn mài của mình những năm gần đây. Tâm sự với chị, tôi yêu mến cá tính mạnh mẽ, hoàn hảo trong quan niệm về tranh sơn mài của chị. Tác phẩm Chợ củi với kích thước 105x135cm là một bằng cứ về cách làm sơn mài của chị. Những công đoạn thể hiện sơn mài truyền thống được tôn trọng, ánh sáng vàng kim ẩn hiện tinh tế, nét mặt chân chất ngây thơ của cô gái dân tộc trong buổi chợ đi bán củi một không gian hội họa như không thừa một chi tiết nào. Theo tôi Đỗ Thị Ninh, Trần Thị Doanh đã khám phá và tìm một hướng đi cho sơn mài Việt Nam, trung dung trong sắc độ, hình thể, không ly dị với quá khứ nhưng cũng không níu kéo quá khứ trước những bùng nổ kỹ thuật hội họa hiện nay. Với 71 tác phẩm của 59 tác giả đã nói lên thành quả một năm lao động nghệ thuật tận tụy và sáng tạo của các chị. Trong những chuyến đi thực tế, dự các trại sáng tác, được sự giúp đỡ hỗ trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam các nữ tác giả đã nhận thức một hiện thực sinh động, đa dạng biểu hiện trên tác phẩm bằng tài năng nghệ thuật già dặn. ánh mắt nhìn hội họa của nữ tác giả nhẹ nhàng nhân hậu vừa vặn trong khuôn khổ tình cảm phụ nữ không mấy xung động. Nét và màu từ tốn trong một hài hòa nhường nhị, ân cần, chín chắn. Cái thời được gọi là họa sĩ trẻ đã qua nhưng những lời khích lệ của bạn bè đồng nghiệp vẫn tràn đày. Một thế hệ nữ họa sĩ đồng cảm sống bên nhau, bày tranh trao đổi nghề nghiệp trong hơn 40 năm qua vẫn lắng đọng nguyên vẹn tình bằng hữu, nghề nghiệp. Trong khôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nữ họa sĩ mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 338 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
6 trang 121 0 0
-
6 trang 90 0 0
-
7 trang 88 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 72 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 69 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 69 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 66 2 0 -
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Đổi mới đào tạo thông tin thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
6 trang 52 0 0 -
Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
8 trang 50 1 0 -
Thủy thần - hệ thống tín ngưỡng dân gian tiêu biểu thời Lý - Trần
8 trang 49 1 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0