Danh mục

Sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống trong sản phẩm voi gốm Bình Dương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích mỹ thuật học, để nhận diện và gợi ý về sự kết hợp, sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật gốm Bình Dương trong đời sống đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống trong sản phẩm voi gốm Bình Dương SÁNG TẠO LẤY CẢM HỨNG TỪ MỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG TRONG SẢN PHẨM VOI GỐM BÌNH DƯƠNG Phạm Tấn Phước1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Voi là loài vật gắn liền với văn hóa người Việt, từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đến cuộckhởi nghĩa Hai bà Trưng, bà Triệu, đội Kinh tượng thời nhà Nguyễn, kháng chiến chống thực dânPháp, đế quốc Mĩ và tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất. Theo chiều dài lịch sử mỹ thuật ViệtNam, hình tượng voi được thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, hình tượng voi được thểhiện đa dạng và sáng tạo qua chất liệu gốm. Đặc biệt, voi gốm Bình Dương đã kế thừa hình tượngvoi truyền thống, kết hợp sự sáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống. Bài viết sử dụng phươngpháp phân tích mỹ thuật học, để nhận diện và gợi ý về sự kết hợp, sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống,góp phần bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật gốm Bình Dương trong đời sống đương đại. Từ khóa: Bình Dương, mỹ thuật, sáng tạo, truyền thống, voi gốm.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gốm Bình Dương là một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời, mang đậm dấu ấn văn hóavà tinh thần của người Việt. Lịch sử của gốm Bình Dương gắn liền với quá trình khai khẩn và pháttriển của vùng đất Nam Bộ, với những làng nghề nổi tiếng như Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, LòChén,... Nghề gốm được cha truyền con nối, lưu giữ những kỹ thuật tạo hình và trang trí độc đáo, tạonên những sản phẩm gốm mang đậm bản sắc riêng. Với sự đa dạng về chủng loại như bình hoa, tượng,tranh gốm,... đặc biệt, sản phẩm voi gốm là một trong những sản phẩm tiêu biểu của gốm Bình Dương,bên cạnh tính đa dụng, tính trang trí cao, còn là một phần di sản văn hóa của Việt Nam, thể hiện bảnsắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Sản phẩm voi gốm Bình Dương được trang trí với nhiều họa tiếthoa văn đa dạng, từ hoa sen, hoa mai, rồng, … những họa tiết này không chỉ mang tính thẩm mỹ, quađó thể hiện mong ước về cuộc sống sung túc, may mắn của người dân. Màu sắc phong phú, kiểu dángđa dạng của gốm Bình Dương thể hiện sự sáng tạo của người nghệ nhân. Trong quá trình phát triển, gốm Bình Dương đã kế thừa mỹ thuật truyền thống gốm Việt về kỹthuật tạo hình sản phẩm, trang trí, men và tráng men. Đặc biệt, là kế thừa về hình tượng voi trên chấtliệu gốm. Hình tượng voi được tạo hình trong các sản phẩm gốm truyền thống của người Việt nhưtượng voi đỡ tòa sen thời nhà Lý, ấm bình voi hoa nâu thời nhà Trần và khắc trên các thạp gốm hoanâu, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Trên cơ sở kế thừa hình tượng voi, voi gốm Bình Dương đã sángtạo về kiểu dáng, hoa văn trang trí và màu men, tạo ra các tác phẩm voi gốm đặc sắc mang đậm bảnsắc văn hóa góp phần phát huy di sản nghệ thuật trong đời sống đương đại.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: phương pháp này được vận dụng trong thu thập các tài liệuliên quan tới nghề gốm Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích các tài liệu nhằm gợi ýnhững giải pháp, góp phần phát huy nghề gốm truyền thống Bình Dương trong đời sống đương đại. Phương pháp phân tích mỹ thuật học: phương pháp này tập trung phân tích về đường nét, hìnhkhối, màu sắc, bố cục, đồ án trang trí,… truyền thống của các sản phẩm voi gốm, để nhận diện sựsáng tạo lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống của voi gốm Bình Dương. 853. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Sự sáng tạo thể hiện qua kiểu dáng voi gốm Bình Dương Voi từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo và có vị trí quan trọng trong đời sốngtinh thần của người Việt Nam. Hình ảnh con voi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, tín ngưỡng,nghệ thuật đến đời sống sinh hoạt thường ngày, thể hiện mối liên hệ sâu sắc giữa con người và loàivật to lớn này. Đặc biệt, thời nhà Nguyễn, hình ảnh voi thể hiện sức mạnh của hoàng gia qua đội Kinhtượng, Vua Gia Long cho xây dựng Long Châu Miếu thờ các vị thần bảo vệ voi và thờ bốn con voi,để suy tôn lòng trung thành của một loài vật dũng cảm, lập nhiều công trạng trong các trận chiến. Vớimục đích thể hiện sự gần gũi và chân thật hình tượng voi, người nghệ sĩ đã tập trung diễn tả voi trônggiống thật nhất từ hình dáng tổng thể cho đến các chi tiết. Các nghệ nhân đã khéo léo vận dụng thủpháp tả chân một cách tinh tế, tập trung vào việc miêu tả những chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành độngcủa voi để bộc lộ nội tâm, cảm xúc của chúng (hình 2). Năm 1901, viên chủ tỉnh Outrey vận động thành lập trường Bá nghệ (Ecole des Arts), giáo viênvà đội ngũ hỗ trợ chủ yếu là người Pháp. Chương trình giảng dạy có cả lý thuyết và thực hành và chủyếu dạy bằng tiếng Pháp. Cùng với trường Bá nghệ Thủ Dầu Một, trường dạy nghề Biên Hòa (1903),trường dạy vẽ (Ecole de Dessin) hay trường vẽ Gia Định (1913) đã tạo nên nên một thế hệ nghệ sĩmới theo quan điểm sáng tác duy lý, ảnh hưởng rõ nét của nghệ thuật Pháp. Sự xuất hiện của mỹ thuậtPháp, tạo nên nên sự đa dạng trong tạo dáng sản phẩm voi gốm Bình Dương, từ tả thực chuyển dầnsang cách điệu. Sản phẩm voi gốm truyền thống với các tư thế chuyển động, mô phỏng theo thực tế,dần không còn xuất hiện và được thay thế bằng những kiểu dáng cách điệu, đề cao tính trang trí, thểhiện trình độ sáng tác của người nghệ sĩ và nhu cầu thẩm mỹ ngày càng phát triển của xã hội. Bêncạnh các tượng voi gốm truyền thống gắn liền với công năng như dùng làm chân đèn, voi gốm BìnhDương đã tiến đến công năng trang trí hơn. Song song với kế thừa mỹ thuật truyền thống, luôn gắnliền với sáng tạo, tạo ra các tác phẩm voi gốm mang đậm bản sắc văn hóa và lịch sử. Kỹ thuật sản xuất gốm phát triển, từ khâu xử lý nguyên liệu đến kỹ thuật nung, giúp các nghệsĩ trong việc tạo dáng. Kiểu dáng truyền thống, với những dáng “tượng voi quỳ trên đế hình chữ nhật”(Phạm Quốc Quân – Nguyễn Đình Chiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: