
Sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 SÁNG TẠO NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NGUYỄN THỊ DIỄM MY Học viên Cao học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nói đến những nét riêng, mang phong cách thơ của Nguyễn Bình Phương, không thể không nhắc đến nghệ thuật sử dụng trò chơi ngôn ngữ và lạ hoá ngôn ngữ. Vì vậy, khám phá, lý giải ngôn ngữ thơ ông, là cách khẳng định đóng góp và vai trò cách tân thơ Việt Nam đương đại của thi nhân một cách thuyết phục nhất, đồng thờị, cho thấy vị trí của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại. Từ khóa: Thơ Việt Nam đương đại, Thơ Nguyễn Bình Phương, trò chơi ngôn ngữ, ngôn ngữ lạ hóa. 1. MỞ ĐẦU Ngôn ngữ được xem là phương tiện để nhà văn sáng tạo tác phẩm văn chương, là công cụ để thể hiện cá tính sáng tạo, là phương tiện liên kết hình thức tạo nên phong cách của nhà văn. Với chủ trương để ngôn từ tự thân tạo nghĩa nên, hành động viết còn là nơi thể hiện thú chơi của ngôn từ, và người cầm bút có nhiệm vụ điều khiển trò chơi ấy. Lyotard khẳng định: “thực chất của tính chất hậu hiện đại là phải cự tuyệt “nhận thức chung” mang tính tổng thể, ra sức ủng hộ nhiệt tình cho những diễn ngôn dị chất, đa nguyên, những tiểu tự sự vi mô, ủng hộ cho việc không ngừng hình thành và tan rã của các loại trò chơi ngôn ngữ cùng sự thay thế giữa các luật chơi” [1]. Trong thơ ca, ngôn ngữ là một yếu tố rất quan trọng, nó là mấu chốt để truyền tải hết ý đồ của nhà thơ. Thơ Nguyễn Bình Phương có thể là mảnh đất thể hiện sự sáng tạo – chơi ngôn ngữ một cách đặc biệt, rất riêng của thi nhân. 2. NỘI DUNG 2.1. Ngôn ngữ lạ hóa Trong cuốn Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ của Phan Ngọc có nêu ra rằng: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này” [2]. Trước đây, trong hệ thống thi pháp thơ trung đại, các nhà thơ dù có sáng tạo như thế nào đi nữa cũng phải nằm trong sự ràng buộc của niêm luật, của điển tích điển cố. Văn học hiện đại, những cái tên như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… đều là những cây đại thụ cho trong trào thơ Mới, vơi nhiều cách tân lạ, mặc dù vậy nó vẫn còn bị ràng buộc của rào cản thời đại. Sau năm 1986, thơ Việt Nam bắt đầu có sự chuyển mình mạnh mẽ, ngôn ngữ thơ cũng dần bắt kịp với thời đại. Trong thơ mang dấu ấn hậu hiện đại, ngôn ngữ thơ thể hiện sự tự do, phóng túng tuyệt đối. Tác giả sẽ sắp xếp từ một cách ngẫu nhiên, thúc đẩy người đọc đồng sáng tạo, văn học trở thành trò chơi hơn là diễn ngôn lý giải nhận thức hiện thực. Chính tâm thức thời đại hậu công nghiệp đã ảnh hưởng đến tư duy của các nhà thơ đương đại, họ xem văn học là trò chơi và ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện. Đến với thơ Nguyễn Bình Phương, ta có thể thấy ở đó là một lớp ngôn ngữ theo nhiều trạng thái khác nhau, và mỗi trạng thái được biểu cảm bằng một thứ ngôn ngữ khác biệt. Đọc thơ Nguyễn Bình Phương không dễ, người đọc không nên cố gắng mở cánh cửa ngôn ngữ thơ mà hãy cùng lặng im cảm nhận. Thơ Nguyễn Bình Phương là thơ của cảm giác, là sự đồng điệu của mọi giác quan, là những rung cảm được thấu hiểu bằng cảm xúc của trái tim. Thế giới thơ được dựng lên bởi cảm giác cô đơn, trống trải, những bất an, và những ám ảnh về cuộc đời. Cái tôi nhà thơ đang thực hiện một hành trình dài để đi tìm bản nguyên, hành trình trở về thế giới 277 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 “bên kia mùa hạ”, thế giới của suy tưởng. Có lẽ chính vì điều đó mà ta bắt gặp trong thơ Nguyễn Bình Phương một bản nhạc toàn tính từ, đặc biệt là những tính từ chỉ trạng thái: run run, rưng rưng, bâng khuâng, đê mê, bơ phờ, mê man, mơ màng, ngơ ngác, ngất ngây, phờ phạc, u uất, ngây ngất, hối hả, nhẹ nhõm, chán chường, chập chừng, lạnh lùng, ngượng ngùng, nhọc nhằn, dịu dàng, cồn cào, lủi thủi,… mỗi tính từ là một sự biểu thị đa dạng về trạng thái của xúc cảm con người trong thơ ông. Cùng với tính từ chỉ trạng thái là hàng loạt những tính từ miêu tả với các từ chỉ màu sắc, sự kết hợp lạ với các từ khác trường nghĩa đứng cạnh nhau: “xanh chói lọi”, “lơ mơ tối”, “ánh sáng ủ rũ”, “thiếu phụ quay đi xanh mơ màng”, “làn da thanh vắng”, “luồng gió lao rừng rực”,... nhằm tạo ra một ý niệm từ ngữ và một ý niệm hiện thực đứng cạnh nhau, đây được xem là một ý tưởng độc đáo, mang tính “lạ hóa” của nhà thơ. Kết quả của sự sắp xếp này đã tạo nên một hiệu ứng nghệ thuật ám gợi, sắc nét. Vậy nên, dù thơ Nguyễn Bình Phương khá khó đọc nhưng cũng rất hấp dẫn: Mang xống áo mùa thu/Làm mùa thu/Nhớ giấc ngủ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thơ Việt Nam đương đại Thơ Nguyễn Bình Phương Trò chơi ngôn ngữ Ngôn ngữ lạ hóa Lý luận văn họcTài liệu có liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn kí hiệu học văn học
102 trang 72 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 trang 69 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986
25 trang 61 0 0 -
Lồng ghép trò chơi ngôn ngữ trong tiết học tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
11 trang 46 0 0 -
172 trang 43 0 0
-
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh
8 trang 39 0 0 -
Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
8 trang 39 0 0 -
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư
7 trang 38 0 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 37 0 0 -
Một số đặc trưng của thể loại hồi ký
6 trang 34 0 0 -
Hai kiểu nhân vật theo cách nhìn phân tâm học
13 trang 33 0 0 -
Sử dụng trò chơi ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại Trường Đại học Sao Đỏ
7 trang 30 0 0 -
Một số phương pháp dạy học văn: Phần 2
207 trang 29 0 0 -
Đề tài: Hình tượng nghệ thuật trong mĩ học
12 trang 29 0 0 -
Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn Viết IELTS
10 trang 29 0 0 -
21 trang 28 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
114 trang 27 0 0 -
Về các nhân tố giao tiếp trong văn học
2 trang 27 0 0 -
Hình tượng nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải
5 trang 26 0 0 -
Giáo trình Lý luận văn học (Tập 1): Phần 1
122 trang 26 0 0