Danh mục tài liệu

So sánh hiệu quả của tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi tán sỏi ngược chiều bằng laser trong điều trị sỏi niệu quản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu trình bày: Phân tích tỷ lệ sạch sỏi theo hai phương pháp, nội soi tán sỏi ngược chiều và tán sỏi ngoài cơ thể trên các trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng đường kính 5-20mm điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ 11/2011 đến 02/2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh hiệu quả của tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi tán sỏi ngược chiều bằng laser trong điều trị sỏi niệu quảnNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ VÀ NỘI SOI TÁNSỎI NGƯỢC CHIỀU BẰNG LASER TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢNĐOẠN LƯNGNguyễn Lê Hoàng Anh*, Nhữ Thị Hoa**, Trà Anh Duy***, Nguyễn Ngọc Thái***, Nguyễn Tiến Đệ***,Nguyễn Tuấn Vinh***TÓM TẮTĐặt vấn đề: Sỏi niệu quản (NQ) là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sỏiNQ bao gồm không xâm hại và mổ mở lấy sỏi. Trong đó, tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) và nội soi tán sỏi ngượcchiều (NSTSNC) là ít xâm hại nhất. Một vài nghiên cứu cắt ngang trên thế giới ghi nhận hiệu quả điều trị củahai phác đồ này tương đương nhau, nhưng tại Việt Nam, tỷ lệ thành công được thống kê từ những nghiên cứuriêng lẻ từng phương pháp có vẻ khác biệt. So sánh hiệu quả của hai phương pháp này trong cùng một khảo sátcho phép bác sĩ lâm sàng lựa chọn phác đồ tối ưu trong điều trị sỏi NQ đoạn lưng tại Việt Nam.Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tỷ lệ sạch sỏi theo hai phương pháp, NSTSNC và TSNCT trên các trườnghợp sỏi NQ đoạn lưng đường kính 5 – 20 mm điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ 11/2011 đến 02/2013.Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Cắt ngang phân tích 307 đối tượng, trong đó 160 bệnh nhân đượcđiều trị sỏi NQ đoạn lưng bằng TSNCT (3 lần) và 147 trường hợp được NSTSNC bằng tại bệnh viện Bình Dântừ 11/2011 đến 02/2013. Thăm khám, phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận kết quả xét nghiệm từ hồ sơ bệnh án đểthu thập các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng theo bảng câu hỏi cấu trúc. Tần số, tỉ lệ, số trung bình được đolường và phân tích bằng kiểm định χ2, kiểm soát các yếu tố tương tác, gây nhiễu bằng phân tích hồi quy logistictrong xác định mối liên quan giữa biến phụ thuộc và độc lập.Kết quả: Tỷ lệ sạch sỏi của TSNCT sau tán lần 1, 2 và 3 lần lượt là 61,2%, 85,6% và 91,3% với bước nhảygiảm dần (24,4% so với 5,7%) Tỷ lệ sạch sỏi của NSTSNC là 84,4%. Gánh nặng sỏi tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thànhcông của TSNCT (p = 0,001) nhưng không ảnh hưởng đến NSTSNC (p = 0,4). Phân tích hồi qui đa biến cho thấytỷ lệ sạch sỏi sau 1 lần TSNCT kém hơn NSTSNC 0,27 lần (KTC 95% = [0,14 – 0,51], trở nên tương đương saután lần 2 (RR = 1,26 [0,62 – 2,57]; p>0,5) và cao gấp 2,22 lần NSTSNC (KTC 95% = [1,02 – 4,84]) nếu TSNCTlần 3.Kết luận: Hiệu quả TSNCT tăng dần theo số lần tán và sau 3 lần tán, tỷ lệ sạch sỏi cao hơn NSTSNC.Không nên tán quá 3 lần. Các yếu tố: gánh nặng sỏi >76 mm2 (>10 mm), NQ bị tắc nghẽn (trên UIV) và vị trí sỏitrên L3 sẽ làm giảm hiệu quả sạch sỏi của TSNCT và NSTSNC.Từ khóa: Tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược chiều, sỏi niệu quản đoạn lưng, gánh nặng sỏi, độ ứnước thận.ABSTRACTCOMPARING OF THE EFFECT OF EXTRACORPOREAL SHOCK WAVE LITHOTRIPSY (ESWL)AND URETERORENOSCOPY BY LASER (URS) IN PROXIMAL URETERAL STONE TREATMENTNguyen Le Hoang Anh, Nhu Thi Hoa, Tra Anh Duy, Nguyen Ngoc Thai, Nguyen Tien De,Nguyen Tuan Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 124 - 130Introduction: Ureteral stone is a popular problem in Vietnam. Nowadays, there are a lot of methods to treat* Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM *** Khoa Niệu bệnh viện Bình Dân** Bộ môn Ký Sinh Trùng – Vi nấm học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCMTác giả liên lạc: BS. Nguyễn Lê Hoàng AnhĐT: 0907439328Email: hoanganh250684@yahoo.com124Chuyên Đề Thận – NiệuY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015Nghiên cứu Y họcureteral stone, including non-invasive techniques and surgical ones. ESWL and URS are the least invasiveprocedures, were proven to have the same effect. However, according to the separate studies of each method in VietNam, there seems to be differences. The comparative research into their effectiveness will allow the physician tochoose the best method to treat proximal ureteral stone in VietnamObjective: Analyze the success proportion of the two methods, URS and ESWL, among patients havingproximal ureteral stone with diameter of 5-20 mm at Binh Dan hospital from 11/2011 to 02/2013.Method and subjects: A cross-sectional-study was conducted among patients hospitalizing from 11/2011 to02/2013 because of proximal ureteral stone (5-20 mm), in which, 160 patients treated by ESWL and 147 patientsby URS. Data were collected via physical check, interview and from medical records. Frequency, proportion, meanwere measured. Using χ2test, logistic regression for analysing results.Results: The sucess proportions of ESWL after the first, second and third trial are 61.2%, 85.6% and 91.3%,respectively,. The clearance of URS is 84.4%. The higher stone burden, the lower the clearance of ESWL (p<0.001), but not related to URS (p0.5) but onthe third trial, 2.22 times more than of URS (KTC = 95% = [1.02 – 4.84]).Conclusion: The effect of ESWL is directly proportional to number of trials but not exce ...

Tài liệu có liên quan: