STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 1)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 214.50 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. - Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. - Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: "Stress là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 1) STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS - Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ mộtsức nén mà vật liệu phải chịu đựng. - Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sangdùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vàocon người gây ra một phản ứng căng thẳng. - Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tácgiả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: Stress là một phảnứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. TheoJ.Delay: Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huyđộng các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ. - Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm: 1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây rastress (stresseur). 2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction). - Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựngđược và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoảđáng. - Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quámạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịuđựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rốiloạn liên quan stress (RLLQS). II. CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA STRESS Hàng ngày, hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động củanhiều loại stress. Ví dụ: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng,thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫnvới hàng xóm, với đồng nghiệp ... Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tốphức tạp. Có hai nhân tố chính là: đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ củanhân cách. a) Đặc điểm gây bệnh của stress: - Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân chếtđột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề). Có những stress tuy không mạnh và cấpdiễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gâybệnh. - Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải làcường độ của stress (ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường độ ngọnlửa mà là giá trị của tài sản bị thiêu huỷ và hậu quả cụ thể đối với mỗi cá nhân). - Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lốithoát cũng thường gây bệnh (một đôi vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dàinhưng không thể ly dị được vì đang còn lo nghĩ về những đứa con). - Stress đập vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập vào mộtcộng đồng (cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn). b) Sức chống đỡ của nhân cách: - Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress không nguy hiểm và có thểchống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại nếu đốitượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và không thể chống đỡ được thì sẽ xuấthiện một phản ứng bệnh lý. - Cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nétnhân cách dễ bị tổn thương. - Cùng một phản ứng stress tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượngmà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hoá,cao huyết áp ... - Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủbản thân, bi đát các tình huống stress; đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấpbản thân. - Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủđược tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi,mềm dẻo. c) Môi trường và nhân cách tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mậtthiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khicảm ứng những nét tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sứcmạnh để chống đỡ stress. d) Cơ thể khoẻ mạnh hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 1) STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS - Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ mộtsức nén mà vật liệu phải chịu đựng. - Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sangdùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vàocon người gây ra một phản ứng căng thẳng. - Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tácgiả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: Stress là một phảnứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. TheoJ.Delay: Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huyđộng các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ. - Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm: 1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây rastress (stresseur). 2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction). - Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựngđược và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoảđáng. - Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quámạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịuđựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rốiloạn liên quan stress (RLLQS). II. CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA STRESS Hàng ngày, hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động củanhiều loại stress. Ví dụ: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng,thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫnvới hàng xóm, với đồng nghiệp ... Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tốphức tạp. Có hai nhân tố chính là: đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ củanhân cách. a) Đặc điểm gây bệnh của stress: - Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân chếtđột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề). Có những stress tuy không mạnh và cấpdiễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gâybệnh. - Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải làcường độ của stress (ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường độ ngọnlửa mà là giá trị của tài sản bị thiêu huỷ và hậu quả cụ thể đối với mỗi cá nhân). - Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lốithoát cũng thường gây bệnh (một đôi vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dàinhưng không thể ly dị được vì đang còn lo nghĩ về những đứa con). - Stress đập vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập vào mộtcộng đồng (cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn). b) Sức chống đỡ của nhân cách: - Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress không nguy hiểm và có thểchống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại nếu đốitượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và không thể chống đỡ được thì sẽ xuấthiện một phản ứng bệnh lý. - Cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nétnhân cách dễ bị tổn thương. - Cùng một phản ứng stress tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượngmà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hoá,cao huyết áp ... - Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủbản thân, bi đát các tình huống stress; đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấpbản thân. - Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủđược tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi,mềm dẻo. c) Môi trường và nhân cách tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mậtthiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khicảm ứng những nét tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sứcmạnh để chống đỡ stress. d) Cơ thể khoẻ mạnh hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh stress bệnh học nội khoa bệnh thần kinh chữa bệnh thần kinh toạ suy nhược thần kinh rối loạn liên quan đến stressTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 132 0 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 83 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
5 trang 76 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
Stress ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ
4 trang 50 0 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 41 0 0 -
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 40 0 0